» Vị trí : Đang xem tin
Chuyên mục: Chuyện bên hồ
VÙNG ĐẤT VĂN HÓA HỒ GƯƠM: Ba lần biển tiến vào Hà Nội
Cập nhật: 13-8-2018 | Đã xem: 2711

Khoảng đến vườn hoa đối diện Công ty Điện lực Hoàn Kiếm, chúng tôi thấy một tốp công nhân đang thu dọn dàn khoan. Đơn vị thi 17 giờ ngày 24-10-2011, đi công là Công ty tư vấn Xây dựng Đông Dương (ICC). Anh Thành, công nhân của dàn khoan cho chúng tôi biết mục đích khoan thăm dò nền đất ở đây để lấy số liệu xây dựng tuyến tàu điện ngầm chạy qua. Sau này, trong cuộc triển lãm bản thiết kế tại số 2 Lê Thái Tổ, để lấy ý kiến người dân về tuyến tàu điện ngầm đi qua khu vực Hồ Gươm vào đầu năm 2018, chúng tôi được biết vị trí đặt dàn khoan nói trên dự định xây nhà ga số 9. Nhiệm vụ của những người công nhân là lấy mẫu từng lớp đất để mang về phòng thí nghiệm phân tích. Biết chúng tôi đam mê nghiên cứu Hồ Gươm cho nên anh Thành đã tặng một viên cuội to bằng nắm tay trẻ con (xem ảnh) và nói đây là một trong những viên cuội của dòng suối tối cổ, cách đáy Hồ Gươm khoảng 50m.

Mặt cắt đường tàu điện ngầm đi qua khu vực hồ Gươm

Trong cuốn sách: “Trên mảnh đất ngàn năm văn vật” (NXBHN-2009), GS sử học Trần Quốc Vượng cho biết về cấu trúc địa chất vùng châu thổ sông Hồng, trong đó có vùng đất Hà Nội. Các nhà địa chất gọi đây là vùng “võng Hà Nội”. Tam giác châu thổ sông Hồng có hình cái phễu bổ đôi, bề mặt nghiêng từ Tây –Bắc xuống Đông- Nam. Theo TS Huỳnh Thị Ngọc Hương và TS Lê Ngọc Nam, mặt cắt ngang của hình phễu bổ đôi nói trên giống như một chiếc võng, vùng trục giữa thấp hơn hai bên rìa. Dạng “ võng” này không phải là hình dạng trên bề mặt đồng bằng mà phản ánh dáng dấp của cấu trúc móng dưới độ sâu từ 30 đến 40 km. Với đặc điểm nói trên, các nhà địa chất đặt tên cho miền trũng tam giác sông Hồng là “võng Hà Nội”.

Khi xem bản đồ “dị thường trọng lực” vùng Hà Nội, các nhà khoa học, sử học phát hiện ra một điều thú vị đó là những dáng hình thon thon hơi kéo dài và nhô cao của móng cấu trúc sâu miền “võng Hà Nội”, tựa như hình những con rồng thời Lý, với những khúc cong mềm mại, đơn giản. Đó là những nơi vỏ Trái đất mỏng hơn nơi khác vì phần “cùi” dưới vỏ nhô lên gần mặt đất hơn. Gần có nghĩa là ở độ sâu từ 30 đến 35 km, trong khi ở những nơi khác, “cùi” nắm sâu từ 40 đến 45 km, nếu chúng ta tạm coi Trái đất là một quả cam khổng lồ. Từ thực tế nói trên, GS Trần Quốc Vượng nhận xét: “Rồng vàng” bay trên bầu trời Thăng Long là huyền thoại lịch sử. “ Rồng đất” nổi trên móng sâu từ 30 đến 35 km của cấu trúc miền “võng Hà Nội” là sự thật địa lý địa chất. Mỗi lần rồng quẫy lưng, là một lần động đất. Chứng minh nhận định này, GS Trần Quốc Vượng nêu thí dụ: Thăng Long đời Lý - Trần có nhiều lần động đất. Năm 1016, động đất; năm 1017 điện Càn Nguyên sụp đổ; năm 1248, đất Thịnh Quang, đất xã Đàn (nay thuộc quận Đống Đa) nứt toác, rộng bốn tấc, dài hơn hai dặm, bề sâu khôn lường… Giữa những năm kháng chiến chống Nguyên –Mông (1277-1278, 1285) toàn động đất cấp 7, cấp 8, gây núi lở, đất nứt, bia đá tháp Báo Thiên gãy làm đôi.

Theo các nhà khoa học đầu kỷ đệ tam, cách đây khoảng 50 triệu năm ở vùng võng Hà Nội, biển đã tiến vào tràn ngập đồng bằng, lúc đó nơi đây được gọi là vịnh Hà Nội. Sang kỷ đệ, ở giai đoạn sớm (Q1) cách đây khoảng từ một triệu đến 30 vạn năm, biển rút khỏi đồng bằng, trong đó có Hà Nội. Trong các lỗ khoan ở vùng “võng Hà Nội”, ta có thể thấy cuội sỏi xen với đất đỏ dạng la-tê-rít phủ lên trầm tích biển và dày tới 150m, nằm sâu dưới bề mặt đồng bằng hiện nay khoảng 50m trở xuống. Viên cuội mà chúng tôi được các công nhân tặng ngày 24-10-2011 tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, nằm trong tầng đất nói trên. Các tầng cuội sỏi này cũng lộ ra trên các thềm cổ sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Cầu ở độ cao từ 10 đến 30m tại ven rìa vùng “võng Hà Nội”. Cách đây khoảng 30 vạn năm, biển lại tiến vào miền “võng Hà Nội” lần thứ hai. Biển tiến vào sâu quá nội thành Hà Nội ngày nay. Cách hiện nay khoảng từ 17 nghìn năm đến trên dưới 12 nghìn năm, biển lại tiến vào miền “võng Hà Nội” lần thứ ba, tới quãng Thường Tín, Phả Lại.

Các nhà địa chất đã tìm ra quy luật của vùng đất tối cổ Hà Nội đó là: Dưới lòng đất Hà Nội bao giờ cũng có một tầng cuội, sỏi, sạn và cát thô nằm bên dưới. Đó là lòng sông cổ. Bên trên là những tầng đất có hạt nhỏ dần đến mịn, nhiều chỗ có sét dẻo mầu xám hay xám đen, chứa nhiều chất hữu cơ đặc trưng cho trầm tích đầm hồ. Trong một cột địa tầng, có thể lặp đi lặp lại vài lần “nhịp” trầm tích như trên. 

Khảo sát địa chất vùng đất hồ Hoàn Kiếm, nhiều tài liệu cho rằng, dưới đáy hồ Hoàn Kiếm là một lớp đất sét dày khoảng 30 m, do vậy nước hồ không thể thấm đi đâu được và ngược lại, không có mạch nước ngầm nối hồ Hoàn Kiếm với sông Hồng. Nước có trong hồ là do nước mưa cung cấp. Vào mùa hè nước hồ thường cạn. Để khắc phục tình trạng này, từ năm 2011, thành phố đã triển khai phương án cấp nước cho hồ bằng nước sạch do xe ô-tô chuyển đến. Nước được bơm vào bể cạnh quán giải khát Bốn mùa, sau đó nước tự chảy ra hồ qua hệ thống ống ngầm. Từ cuối năm 2017 để phục vụ cho đợt nạo vét bùn quy mô lớn nhất từ trước đến nay (kinh phí khoảng 30 tỷ đồng), thành phố đã cho khoan một giếng nước (đối diện trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm) với công nghệ lọc nước của Đức ở độ sâu khoảng 45 m để lấy nước sạch bổ cập thường xuyên cho hồ. Nhờ giếng khoan này mà gần như ngày nào, hồ Hoàn Kiếm cũng được bổ cập nước sạch.

Viên cuội của dòng suối tối cổ cách đáy Hồ Gươm khoảng 50m

Nét địa lý trường tồn của nghìn xưa Thăng Long –Hà Nội đó là thành phố ngã ba sông, nếu lấy cả hai dòng sông Hồng - sông Tô Lịch làm hệ quy chiếu, làm trục chủ đạo. Còn gọi là thành phố một bờ sông (bờ phải) nếu chỉ lấy một sông Hồng làm trục chính. Đất nội thành Hà Nội có rất nhiều đầm hồ. Xem trên các bản đồ từ thời xưa cho đến ngày nay chúng ta thấy lãnh thổ Hà Nội là một vùng đầm lầy, một thành phố sông hồ nửa đất, nửa nước. Vị trí sông, hồ Thăng Long - Hà Nội từ lâu đã trở thành căn cứ để quy tụ xóm làng, phường, thành lũy phòng vệ. Sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu là những trục chủ đạo; Hồ Tây, Hồ Gươm là những điểm trung tâm, từ đó mà tỏa ra “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”. Bởi thế mà người xưa có câu:

Khen ai khéo họa như dư đồ

Trước sông Nhị Thủy sau hồ Hoàn Gươm;

Khen ai khéo họa dư đồ

Giữa nơi thành thị có hồ xanh trong.

Hà Hồng

 

TIN MỚI NHẤT
1. Hồ Gươm, 22-3-2024 (Cập nhật: 23-3-2024 | Đã xem: 313)
2. Về thôi em về với mùa hoa đỏ (Cập nhật: 23-3-2024 | Đã xem: 344)
3. Người Hà Nội yêu cây, yêu Hồ Gươm là thế! (Cập nhật: 28-5-2023 | Đã xem: 566)
4. Ngụm nước mát giữa trời nóng (Cập nhật: 18-5-2023 | Đã xem: 592)
5. Mát thì có mát nhưng... (Cập nhật: 7-5-2023 | Đã xem: 543)
6. Câu chuyện sáng mùng một Tết Quý Mão 2023 (Cập nhật: 22-1-2023 | Đã xem: 836)
7. Cháu yêu chú bộ đội (Cập nhật: 15-8-2022 | Đã xem: 1194)
8. Người và cây đã ra đi (Cập nhật: 14-8-2022 | Đã xem: 1130)
9. Tháng ba hoa gạo nở! (Cập nhật: 5-4-2022 | Đã xem: 446)
10. Kỷ vật thời giãn cách (Cập nhật: 9-1-2022 | Đã xem: 1137)
11. Tôi đi cắt tóc sau giãn cách (Cập nhật: 3-10-2021 | Đã xem: 1971)
CÁC TIN KHÁC
1. Rồng thời Lý xuất hiện trên hồ Hoàn Kiếm (Cập nhật: 17-2-2008 | Đã xem: 9158)
2. Bích họa trên phố Phùng Hưng (Cập nhật: 8-11-2017 | Đã xem: 4573)
3. Chụp ảnh hoa lộc vừng (Cập nhật: 30-5-2010 | Đã xem: 7946)
4. Còn 500 ngày nữa đến đại lễ (Cập nhật: 31-5-2009 | Đã xem: 5875)
5. Thủ đoạn bắt cá mới ở Hồ Gươm (Cập nhật: 14-4-2021 | Đã xem: 1673)
6. Lệnh cấm bán hàng rong bị 'vô hiệu hoá' (Cập nhật: 8-1-2009 | Đã xem: 6982)
8. Thầy Hòa (Cập nhật: 5-11-2014 | Đã xem: 4446)
9. Bước đầu trả lại không gian đầu cầu Thê Húc (Cập nhật: 6-10-2019 | Đã xem: 2269)
10. Hồi âm từ Sở Khoa học và Công nhệ Hà Nội (Cập nhật: 13-1-2011 | Đã xem: 5260)
KháchLogin
Đang tải bộ tìm kiếm . . .