77 phố Hàng Trống - một địa chỉ đỏ
[28/05/2009 04:07 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(6255) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Bằng một nhát búa, bức tường có gắn tấm biển số nhà 77 đổ sập vào ngày - 5- 2009. Thế là ngôi nhà số 77 Hàng Trống - một địa chỉ đỏ của công an Hà Nội thời Pháp tạm chiếm không còn nữa (ngôi nhà nằm trong diện giải toả để mở rộng đình Nam Hương, đền vua Lê).
Đầu những năm 2000, cuối phố Bảo Khánh có một cửa hàng phô-tô của anh Xuân Hải ( hiện nay anh Xuân Hải ở số nhà 25 phố Ấu Triệu ). Chúng tôi hay ra đấy để chụp tài liệu. Thật ra chung quanh đó cũng có cửa hàng phô-tô, đánh tài liệu trên máy tính, nhưng chúng tôi hay đến đây vì cửa hàng có một cô nhân viên rất xinh tên là Huyền, cháu ông chủ Hải. Làm ở đây được vài tháng rồi thôi, cô trúng tuyển lớp chiêu đãi viên hàng không. Từ đó ông Hải thường phải đứng máy sao chụp.
Có lần đến đây in tài liệu, chúng tôi nhìn thấy bức ảnh hai người đàn ông ngồi trước Tháp Bút. Hỏi ra, chúng tôi được biết một trong hai người trong ảnh là ông Lương Xuân Quảng, bố của anh Xuân Hải, chủ ngôi nhà số 77 phố Hàng Trống những năm Pháp tạm chiếm.
Vừa sao chụp cho khách anh vừa kể cho chúng tôi nghe về ngôi nhà 77 phố Hàng Trống: Trong thời tạm chiếm đây là một cửa hàng may đầm có tên là Cường Phát. Chủ ngôi nhà là ông Lương Xuân Quảng tức Ba Phú.
Cửa hàng may là vỏ bọc để ông tiện bề liên lạc với cách mạng, với kháng chiến. Nơi đây là hòm thư mật “ Trần phú”, biệt hiệu “ Sông Hồng” thuộc đội Quang Trung công an thành phố Hà Nội. Tại đây ông Quảng chỉ đạo một đường dây giao liên chuyển thư từ điện báo, điện tín của uỷ ban từ ngoài vào và ngược lại.
Anh Hải kể cho chúng tôi một chiến công của công an Hà Nội có điểm xuất phát tại đây. Hồi đó là tháng mười năm 1949, hai chiến sĩ công an mật phục tại ngôi nhà 77 này là Trần Quang Ngọ và Nguyễn Đắc Chi ( sau này là Phó Giám đốc Công an quận Hai Bà Trưng). Nhiệm vụ của hai chiến sĩ là tuyên án tử hình tên lý trưởng khét tiếng Lý Thái tại phố Cầu gỗ Hà Nội.
Hai anh đến gần trụ sở Lý Thái, rồi ăn sáng như nhiều người khác. Khi thấy Lý Thái đến, một người đi vào vờ xin giấy chứng thực, một người ở ngoài cảnh giới. Vừa lúc Lý Thái chuẩn bị ký vào giấy chứng thực các anh đã rút súng, khống chế bọn thuộc hạ. Sau khi vạch rõ tội ác của tên lý trưởng, các anh thi hành án tử hình. Xong việc hai chiến sĩ công an rút về ngôi nhà 77 phố Hàng Trống.
Trước đó các anh còn ung dung rửa tay tại máy nước công cộng ở ngã ba phố Bảo Khánh và ngõ Bảo Khánh. Sau khi thay quần áo, đi xuống phố Bạch Mai, ông Trần Quang Ngọ bị mật thám bắt. Ông bị toà đại hình Pháp xử án chung thân rồi đầy đi côn đảo.
Sau khi ông Ngọ bị bắt, cơ sở cách mạng ở 77 Hàng Trống bị lộ. Ông Quảng chủ hiệu may bị bắt, bị tra tấn dã man tại nhà tù Thanh Liệt. Đến năm 1953 được thả rồi bị quản thúc tại bốt Hàng Trống cho đến ngày Giải phóng thủ đô năm 1954.
Câu chuyện xảy ra đã hơn 55 năm, mọi thứ thay đổi nhiều, thậm trí ngôi nhà 77 phố Hàng Trống đã bị phá, nhưng chiến công của các chiến sĩ công an, người dân phố Hàng Trống vẫn ghi đậm trong trang vàng lịch sử công an Hà Nội trong thời tạm chiếm.
Những bức ảnh theo bài viết này chụp ông Xuân Quảng và ông Quang Ngọ vào năm 1955 bên hồ Hoàn Kiếm./.
Hà Hồng
Đầu những năm 2000, cuối phố Bảo Khánh có một cửa hàng phô-tô của anh Xuân Hải ( hiện nay anh Xuân Hải ở số nhà 25 phố Ấu Triệu ). Chúng tôi hay ra đấy để chụp tài liệu. Thật ra chung quanh đó cũng có cửa hàng phô-tô, đánh tài liệu trên máy tính, nhưng chúng tôi hay đến đây vì cửa hàng có một cô nhân viên rất xinh tên là Huyền, cháu ông chủ Hải. Làm ở đây được vài tháng rồi thôi, cô trúng tuyển lớp chiêu đãi viên hàng không. Từ đó ông Hải thường phải đứng máy sao chụp.
Có lần đến đây in tài liệu, chúng tôi nhìn thấy bức ảnh hai người đàn ông ngồi trước Tháp Bút. Hỏi ra, chúng tôi được biết một trong hai người trong ảnh là ông Lương Xuân Quảng, bố của anh Xuân Hải, chủ ngôi nhà số 77 phố Hàng Trống những năm Pháp tạm chiếm.
Vừa sao chụp cho khách anh vừa kể cho chúng tôi nghe về ngôi nhà 77 phố Hàng Trống: Trong thời tạm chiếm đây là một cửa hàng may đầm có tên là Cường Phát. Chủ ngôi nhà là ông Lương Xuân Quảng tức Ba Phú.
Cửa hàng may là vỏ bọc để ông tiện bề liên lạc với cách mạng, với kháng chiến. Nơi đây là hòm thư mật “ Trần phú”, biệt hiệu “ Sông Hồng” thuộc đội Quang Trung công an thành phố Hà Nội. Tại đây ông Quảng chỉ đạo một đường dây giao liên chuyển thư từ điện báo, điện tín của uỷ ban từ ngoài vào và ngược lại.
Anh Hải kể cho chúng tôi một chiến công của công an Hà Nội có điểm xuất phát tại đây. Hồi đó là tháng mười năm 1949, hai chiến sĩ công an mật phục tại ngôi nhà 77 này là Trần Quang Ngọ và Nguyễn Đắc Chi ( sau này là Phó Giám đốc Công an quận Hai Bà Trưng). Nhiệm vụ của hai chiến sĩ là tuyên án tử hình tên lý trưởng khét tiếng Lý Thái tại phố Cầu gỗ Hà Nội.
Hai anh đến gần trụ sở Lý Thái, rồi ăn sáng như nhiều người khác. Khi thấy Lý Thái đến, một người đi vào vờ xin giấy chứng thực, một người ở ngoài cảnh giới. Vừa lúc Lý Thái chuẩn bị ký vào giấy chứng thực các anh đã rút súng, khống chế bọn thuộc hạ. Sau khi vạch rõ tội ác của tên lý trưởng, các anh thi hành án tử hình. Xong việc hai chiến sĩ công an rút về ngôi nhà 77 phố Hàng Trống.
Trước đó các anh còn ung dung rửa tay tại máy nước công cộng ở ngã ba phố Bảo Khánh và ngõ Bảo Khánh. Sau khi thay quần áo, đi xuống phố Bạch Mai, ông Trần Quang Ngọ bị mật thám bắt. Ông bị toà đại hình Pháp xử án chung thân rồi đầy đi côn đảo.
Sau khi ông Ngọ bị bắt, cơ sở cách mạng ở 77 Hàng Trống bị lộ. Ông Quảng chủ hiệu may bị bắt, bị tra tấn dã man tại nhà tù Thanh Liệt. Đến năm 1953 được thả rồi bị quản thúc tại bốt Hàng Trống cho đến ngày Giải phóng thủ đô năm 1954.
Câu chuyện xảy ra đã hơn 55 năm, mọi thứ thay đổi nhiều, thậm trí ngôi nhà 77 phố Hàng Trống đã bị phá, nhưng chiến công của các chiến sĩ công an, người dân phố Hàng Trống vẫn ghi đậm trong trang vàng lịch sử công an Hà Nội trong thời tạm chiếm.
Những bức ảnh theo bài viết này chụp ông Xuân Quảng và ông Quang Ngọ vào năm 1955 bên hồ Hoàn Kiếm./.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết