Trong
cuốn sách “ Hà Nội nửa đầu thế kỷ
XX”, của nhà nghiên cứu lịch sử
Nguyễn Văn Uẩn và trong cuốn sách
“ Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn”
của Nhà Hà nội học Nguyễn Vinh
Phúc có nói về lịch sử khu nhà số
71 phố Hàng Trống ( nay là trụ sở
báo Nhân Dân). Trước kia nơi đây
là khu trường học Hồ Đình của ông
nghè Vũ Tông Phan (đỗ tiến sĩ năm
1826). Vũ Tông Phan là một nhà
giáo đức độ cao quý, do vậy có
đông người tìm đến thụ giáo, học
trò nhiều người đỗ đạt làm quan to
trong triều như Nguyễn Tư Giản,
Nguyễn Trọng Hợp, nhiều người hay
chữ trước tác, nhiều sách để lại
và có những học trò nối trí thày
thành những nhà mô phạm như Lê
Đình Diên, Nguyễn Huy Đức, Ngô Văn
Dạng lưu danh về sau này. Thày
mất, học trò để tang ba năm như để
tang bố mẹ, rồi làm nhà thờ chỗ
nền Hồ Đình để thờ thầy. Khi người
Pháp quy hoạch hồ Hoàn Kiếm, học
trò trường Hồ Đình di nhà thờ của
thày xuống đầu đường Bạch Mai (
năm 1983 các nhà sử học có tìm
thấy một tấm bia đá của nhà thờ Vũ
Tông Phan ở đầu phố Bạch Mai, bia
do Nguyễn Tư Giản soạn). Năm 1884
một người Pháp gốc Đức tên là
Wehrung (Wêrung) đã xây một ngôi
nhà khá lớn làm cửa hàng bách hóa.
Tới tháng 1-1887, Ngân hàng Đông
Dương mua lại nhà này làm trụ sở.
Đến năm 1895 ngân hàng làm nhà mới
ở chỗ đằng sau vườn hoa Pôn Be (
tức là vị trí ngân hàng quốc gia
ngày nay, nhưng ngôi nhà hiện sử
dụng là mới làm sau này khoảng năm
1925 ). Tòa nhà Wehrung cũ được
nhượng cho Sở Tài chính. Đến
khoảng năm 1926-1927, Sở Tài chính
xây dựng trụ sở mới nay là Bộ
Ngoại giao (gần quảng trường Ba
đình), ngôi nhà Wehrung trở thành
nhà Phó toàn quyền (tức là chức
tổng thư ký Chính phủ Đông Dương).
Cũng tại nơi đây, tháng 3-1945
quân Nhật đảo chính quân Pháp, đã
xông vào đây bắt vợ chồng tên
tướng chỉ huy quân đội Pháp đem bỏ
tù.
Vì sao từ năm 1954, khu nhà số 71
phố Hàng Trống trở thành trụ sở
báo Nhân Dân? Nhà báo Lê Bình
(nguyên Phó Tổng biên tập báo Nhân
Dân) có giải đáp một phần câu hỏi
này trong bài viết “ Chuyện Khuôn
Nhà, Khuôn Câm” (đây là địa danh
báo Nhân Dân in số đầu ở xã Quy
Kỳ, huyện Định Hóa tỉnh Thái
Nguyên ), như sau: “...Cũng bên
bếp lửa Khuôn Nhà, một đêm rét
mướt sau Tết, anh Thép Mới (
nguyên Phó tổng biên tập báo Nhân
Dân ) nẩy ra ý tưởng sau này về
tiếp quản thủ đô phải đề nghị
Trung ương lấy tòa nhà số 71 phố
Hàng Trống, bên Hồ Gươm làm trụ
sở. Anh Thép Mới kể: Đêm
19-12-1946, toàn quốc kháng chiến,
tướng Moóc–li-e bị thương khi quân
ta đánh vào đây (71 phố Hàng Trống
). Sau này mới biết, cũng nơi đây,
chiều 7-5-1954, tướng Cô-nhy còn
gọi dây nói bảo tướng Đờ Cát ở
điện Biên Phủ không được đầu hàng,
nhưng chỉ mấy giây sau, ông ta đã
giơ tay xin hàng ( ! ). Từ năm
1954 trở lại đây số nhà 71 phố
Hàng Trống là trụ sở của báo Nhân
Dân. /.