Đêm xuân ở hồ Hoàn Kiếm
[21/02/2013 11:34 | Phóng sự - Tản mạn | Nhận xét(0) | Đọc(14624) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Chúng tôi thật sung sướng, sung sướng một cách ích kỷ bởi vào lúc nửa đêm khi các bạn đang say giấc nồng, cuộn tròn trong chăn ấm, chỉ có chúng tôi và một số ít người khác lại được hưởng trọn không khí mát lạnh, tinh khiết; cảnh đẹp lung linh huyền ảo ở hồ Hoàn Kiếm.
Đồng hành với chúng tôi là những người chụp ảnh nghiệp dư cũng như chuyên nghiệp. Vì là đi chụp đêm cho nên ai cũng phải dùng chân máy. Họ cùng chúng tôi lặng lẽ chọn góc chụp.
Tết năm Quý Tỵ hồ Hoàn Kiếm được trang hoàn lộng lẫy bởi đèn và hoa. Để chụp cảnh đèn trên phố chúng tôi phải mất hai, ba tối đi sáng tác ảnh mà vẫn thấy “ thòm thèm “ . Muốn chụp ảnh đẹp phải chờ cho lượng người lưu thông trên đường là ít nhất. Như vậy chỉ có chụp vào lúc nửa đêm.
Đứng ở bên lề đường chụp ảnh đèn, tạo được ảnh phối cảnh có chiều sâu. Tuy vậy, ấn tượng nhất là chụp ảnh khi đứng ở giữa đường. Đây là việc làm nguy hiểm và sai Luật Giao thông, nhưng chúng tôi đành liều để có những bức ảnh độc đáo.
Chúng tôi tìm vị trí đặt chân máy ngay đầu giải phân cánh trên phố Hàng Bài để chụp ảnh. Để tiết kiệm thời gian đứng giữa đường chúng tôi phải chuẩn bị sẵn các yêu cầu kỹ thuật như tốc độ chụp, độ mở ống kính, độ mở của chân máy vừa đủ không mở rộng hết cỡ.
Chờ cho khi mật độ giao thông ít nhất ( ngắt quãng giữa thời điểm đèn xanh, đèn đỏ trên ngã tư Hai Bà Trưng, Hàng Bài ), chúng tôi ra chiếm lĩnh vị trí, bấm máy xong là rút. Trong lúc chụp thấy ô-tô lao qua bên trái, xe máy lao qua bên phải mà không thấy sợ, vì đang “say con mồi” mà. Thấy chúng tôi đứng chụp ở ngã tư Hàng Khay, Tràng Thi- Lê Thái Tổ, Bà Triệu, nhiều khách du lịch nước ngoài cũng đến đứng để chụp. Trong hai đêm đi chụp ở hồ, chúng tôi đã sáng tác được một số bức ảnh panorama. Hy vọng sẽ có dịp giới thiệu với các bạn yêu hồ Hoàn Kiếm.
Khi chúng tôi đang chụp đình Trấn Ba, từ phía đường Lê Thái Tổ, cạnh Đội An ninh trật tự một bạn chụp người nước ngoài xuất hiện. Anh là khách du lịch người Pháp, kỹ sư, chụp ảnh nghiệp dư. Tuy nhiên anh cũng mang theo chân máy.Anh cho biết: Cảnh đẹp ở đây thật tráng lệ, giống như ở Pa-ri quê hương anh. Tuy nhiên Hà Nội ấn tượng hơn Pa-ri là có hồ Hoàn Kiếm. Tôi sẽ dành cả đêm nay để sáng tác ảnh.
Thưởng thức cảnh đẹp bên hồ lúc nửa đêm có rất nhiều bạn trẻ. Họ ngồi thành từng tốp trên bậc các cửa hàng dọc theo phố Lê Thái Tổ, Hàng Khay.
Có chị thấy cảnh lãng mạn quá , làm động tác dang tay, lấy thăng bằng đi trên bờ đá ngăn cách giữa vườn cỏ và gạch lát vỉa hè, như trẻ con mà quên mất mình đi cùng hai đứa con gái nhỏ.
Nhiều đôi vợ chồng trẻ đi dạo chung quanh hồ . Chồng mặc com- lê, quàng một chiếc khăn len. Vợ mặc áo dài, bên ngoài khoác chiếc áo dạ mỏng. Họ thong thả sánh bước bên nhau mà không cần biết lúc này là mấy giờ.
Cây đa báo Nhân Dân năm nay đã được Công ty Chiếu sáng đô thị bố trí nhiều đèn từ gốc đến ngọn. Nhìn từ hồ vào thấy hết được sự hoành tráng, trường tồn của một cây đa cổ thụ hằng trăm năm tuổi. Chỉ còn hơn một tháng nữa là báo Nhân Dân tổ chức lễ kỷ niệm 62 năm ngày báo Nhân Dân ra số đầu.
Trong đêm khuya vắng tĩnh mịch, chúng tôi lại nhớ đến bài tùy bút Tết Hà Nội của Nguyễn Duy Liên, đăng trên Tạp chí Quê Hương, năm 1953, năm Quý Tỵ. Tùy bút của Nguyễn Duy Liên đã cho chúng ta xem một cuốn phim tài liệu về quang cảnh Tết ở Hà Nội, chân dung người Hà Nội cách đây 60 năm, cũng vào một năm Quý Tỵ như năm 2013 ( xin trích nguyên văn, không biên tập ): “ Tết năm nay Hà- Nội được tu sửa tẩm bổ nhiều quá. Những mẩu tường mới quét, cửa sổ ướt sơn, hè phố còn in mái chổi, thêm vào đó những tà áo gấm Thượng Hải xanh đỏ, những mái tóc uốn xoan như đầm, giòng người muôn mầu nói cười rồn rập chảy qua các phố Hà Nội: Hàng Gai, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Buồm, Chợ Đồng Xuân, cuốn theo hàng tấn hạt dưa mứt bánh, hàng nghìn cành đào, chậu cúc....” .
Trong tùy bút của mình, Nguyễn Duy Liên đã dành nhiều tình cảm, cảm xúc khi nói về Hồ- Gươm, tháp- Rùa: “ Đất Thăng - Long xuân cũ họa chăng chỉ còn sót lại ở Hồ - Gươm , Văn Miếu ven Tây hồ và gò Đống Đa. Hồ- Gươm xuân tỏa mờ mờ, tháp- Bút trầm mi nhớ thương xưa. Thăng –Long trầm mặc tháp- Rùa !...”, “ ... Gần 500 mùa xuân đã nứt chảy trên nếp sóng Hồ -Gươm. Tôi yêu tháp Rùa vì những lớp xuân còn ủ trong da thịt của tháp mỗi mùa xuân qua, tờ xuân thời đại dày thêm một lớp và tháp- Rùa đã mặc bao nhiêu là khí trời, năm tháng, bao nhiêu là mùa xuân. Từng chuỗi mùa xuân đã ngấm sâu vào Người Cũ làm thành một mùa xuân bất-tận đất Thăng- Long.
Hôm nay đây nhìn đất trời mờ mờ trong sương xuân bơ vơ giữa cái nhộn nhịp của 36 phố phường. Tuyết sương nhật nguyệt đã đọng trên lưng tháp- Rùa, im lặng trong hương khói mùa xuân, mở mũ chào như một người bạn già: “ Cung chúc tân niên “.
Đêm xuân ở hồ Hoàn Kiếm năm Quý Tỵ là vậy. Mọi người đến đây dù bất kể lúc nào, sáng , trưa, chiều, tối, đêm khuya đều cảm nhận được vẻ đẹp, quyến rũ giêng có vào từng thời khắc của hồ Hoàn Kiếm.
Một cơn gió lạnh ào đến, một đôi bạn trẻ lướt qua. Chúng tôi thoảng nghe lời bạn gái: “ Ước gì chúng mình mãi ở bên nhau như thế này, anh nhỉ “ !
Hà Hồng
Đồng hành với chúng tôi là những người chụp ảnh nghiệp dư cũng như chuyên nghiệp. Vì là đi chụp đêm cho nên ai cũng phải dùng chân máy. Họ cùng chúng tôi lặng lẽ chọn góc chụp.
Tết năm Quý Tỵ hồ Hoàn Kiếm được trang hoàn lộng lẫy bởi đèn và hoa. Để chụp cảnh đèn trên phố chúng tôi phải mất hai, ba tối đi sáng tác ảnh mà vẫn thấy “ thòm thèm “ . Muốn chụp ảnh đẹp phải chờ cho lượng người lưu thông trên đường là ít nhất. Như vậy chỉ có chụp vào lúc nửa đêm.
Đứng ở bên lề đường chụp ảnh đèn, tạo được ảnh phối cảnh có chiều sâu. Tuy vậy, ấn tượng nhất là chụp ảnh khi đứng ở giữa đường. Đây là việc làm nguy hiểm và sai Luật Giao thông, nhưng chúng tôi đành liều để có những bức ảnh độc đáo.
Chúng tôi tìm vị trí đặt chân máy ngay đầu giải phân cánh trên phố Hàng Bài để chụp ảnh. Để tiết kiệm thời gian đứng giữa đường chúng tôi phải chuẩn bị sẵn các yêu cầu kỹ thuật như tốc độ chụp, độ mở ống kính, độ mở của chân máy vừa đủ không mở rộng hết cỡ.
Chờ cho khi mật độ giao thông ít nhất ( ngắt quãng giữa thời điểm đèn xanh, đèn đỏ trên ngã tư Hai Bà Trưng, Hàng Bài ), chúng tôi ra chiếm lĩnh vị trí, bấm máy xong là rút. Trong lúc chụp thấy ô-tô lao qua bên trái, xe máy lao qua bên phải mà không thấy sợ, vì đang “say con mồi” mà. Thấy chúng tôi đứng chụp ở ngã tư Hàng Khay, Tràng Thi- Lê Thái Tổ, Bà Triệu, nhiều khách du lịch nước ngoài cũng đến đứng để chụp. Trong hai đêm đi chụp ở hồ, chúng tôi đã sáng tác được một số bức ảnh panorama. Hy vọng sẽ có dịp giới thiệu với các bạn yêu hồ Hoàn Kiếm.
Khi chúng tôi đang chụp đình Trấn Ba, từ phía đường Lê Thái Tổ, cạnh Đội An ninh trật tự một bạn chụp người nước ngoài xuất hiện. Anh là khách du lịch người Pháp, kỹ sư, chụp ảnh nghiệp dư. Tuy nhiên anh cũng mang theo chân máy.Anh cho biết: Cảnh đẹp ở đây thật tráng lệ, giống như ở Pa-ri quê hương anh. Tuy nhiên Hà Nội ấn tượng hơn Pa-ri là có hồ Hoàn Kiếm. Tôi sẽ dành cả đêm nay để sáng tác ảnh.
Thưởng thức cảnh đẹp bên hồ lúc nửa đêm có rất nhiều bạn trẻ. Họ ngồi thành từng tốp trên bậc các cửa hàng dọc theo phố Lê Thái Tổ, Hàng Khay.
Có chị thấy cảnh lãng mạn quá , làm động tác dang tay, lấy thăng bằng đi trên bờ đá ngăn cách giữa vườn cỏ và gạch lát vỉa hè, như trẻ con mà quên mất mình đi cùng hai đứa con gái nhỏ.
Nhiều đôi vợ chồng trẻ đi dạo chung quanh hồ . Chồng mặc com- lê, quàng một chiếc khăn len. Vợ mặc áo dài, bên ngoài khoác chiếc áo dạ mỏng. Họ thong thả sánh bước bên nhau mà không cần biết lúc này là mấy giờ.
Cây đa báo Nhân Dân năm nay đã được Công ty Chiếu sáng đô thị bố trí nhiều đèn từ gốc đến ngọn. Nhìn từ hồ vào thấy hết được sự hoành tráng, trường tồn của một cây đa cổ thụ hằng trăm năm tuổi. Chỉ còn hơn một tháng nữa là báo Nhân Dân tổ chức lễ kỷ niệm 62 năm ngày báo Nhân Dân ra số đầu.
Trong đêm khuya vắng tĩnh mịch, chúng tôi lại nhớ đến bài tùy bút Tết Hà Nội của Nguyễn Duy Liên, đăng trên Tạp chí Quê Hương, năm 1953, năm Quý Tỵ. Tùy bút của Nguyễn Duy Liên đã cho chúng ta xem một cuốn phim tài liệu về quang cảnh Tết ở Hà Nội, chân dung người Hà Nội cách đây 60 năm, cũng vào một năm Quý Tỵ như năm 2013 ( xin trích nguyên văn, không biên tập ): “ Tết năm nay Hà- Nội được tu sửa tẩm bổ nhiều quá. Những mẩu tường mới quét, cửa sổ ướt sơn, hè phố còn in mái chổi, thêm vào đó những tà áo gấm Thượng Hải xanh đỏ, những mái tóc uốn xoan như đầm, giòng người muôn mầu nói cười rồn rập chảy qua các phố Hà Nội: Hàng Gai, Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Buồm, Chợ Đồng Xuân, cuốn theo hàng tấn hạt dưa mứt bánh, hàng nghìn cành đào, chậu cúc....” .
Trong tùy bút của mình, Nguyễn Duy Liên đã dành nhiều tình cảm, cảm xúc khi nói về Hồ- Gươm, tháp- Rùa: “ Đất Thăng - Long xuân cũ họa chăng chỉ còn sót lại ở Hồ - Gươm , Văn Miếu ven Tây hồ và gò Đống Đa. Hồ- Gươm xuân tỏa mờ mờ, tháp- Bút trầm mi nhớ thương xưa. Thăng –Long trầm mặc tháp- Rùa !...”, “ ... Gần 500 mùa xuân đã nứt chảy trên nếp sóng Hồ -Gươm. Tôi yêu tháp Rùa vì những lớp xuân còn ủ trong da thịt của tháp mỗi mùa xuân qua, tờ xuân thời đại dày thêm một lớp và tháp- Rùa đã mặc bao nhiêu là khí trời, năm tháng, bao nhiêu là mùa xuân. Từng chuỗi mùa xuân đã ngấm sâu vào Người Cũ làm thành một mùa xuân bất-tận đất Thăng- Long.
Hôm nay đây nhìn đất trời mờ mờ trong sương xuân bơ vơ giữa cái nhộn nhịp của 36 phố phường. Tuyết sương nhật nguyệt đã đọng trên lưng tháp- Rùa, im lặng trong hương khói mùa xuân, mở mũ chào như một người bạn già: “ Cung chúc tân niên “.
Đêm xuân ở hồ Hoàn Kiếm năm Quý Tỵ là vậy. Mọi người đến đây dù bất kể lúc nào, sáng , trưa, chiều, tối, đêm khuya đều cảm nhận được vẻ đẹp, quyến rũ giêng có vào từng thời khắc của hồ Hoàn Kiếm.
Một cơn gió lạnh ào đến, một đôi bạn trẻ lướt qua. Chúng tôi thoảng nghe lời bạn gái: “ Ước gì chúng mình mãi ở bên nhau như thế này, anh nhỉ “ !
Hà Hồng
Đánh giá bài viết