Diện mạo vùng Hồ Gươm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 qua những tấm bản đồ cổ
[31/08/2017 17:38 | Phóng sự - Tản mạn | Nhận xét(0) | Đọc(4525) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Vùng đất văn hóa Hồ Gươm
Ngày 13-10-2008, Triển lãm các bản đồ cổ Hà Nội được khai mạc tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (số 31 Tràng Thi). Triển lãm trưng bày 60 tấm bản đồ Hà Nội trong vòng một thế kỷ, từ năm 1873 đến năm 1965, do Thư viện Quốc gia Việt Nam, Trung tâm văn hóa Pháp - L’Espace tổ chức với sự giúp đỡ của Dự án Valease và Trường Viễn đông Bác cổ Pháp. Thật thú vị, khi xem những bản đồ cổ đó, chúng ta cảm nhận như đang được xem những thước phim tài liệu cũ; chúng ta thấy được những biến đổi ở vùng đất văn hóa Hồ Gươm trong đó có khu vực 71 Hàng Trống.
Bản đồ do Phạm Đình Bách, nhà họa đồ của Sở Địa lý vẽ năm 1873 là một trong những tấm bản đồ đẹp nhất của bộ sưu tập. Bản đồ thú vị vì nhiều lẽ, nó cho phép hình dung ra được sự du nhập đô thị trước khi người Pháp đặt chân đến. Đó là thời điểm Pháp xâm chiếm Hà Nội. Tháng 10-1874, Pháp đã cho khởi công xây dựng các công trình kiên cố trên khu nhượng địa. Chúng ta cũng thấy hiện lên những hồ nhỏ nối tiếp nhau, song song với sông Hồng, chứng tích của một con kênh cổ xưa kia đã từng nối hồ Trúc Bạch với sông Hồng, chạy qua hồ Hoàn Kiếm. Bản đồ này đã được xuất bản nhiều lần, trong đó có một bản được in với tỷ lệ 1/8800 vào năm 1901, tấm bản đồ này được in năm 1916 (xem ảnh).
Nhờ vào bản đồ này chúng ta thấy được diện mạo khu vực hồ Hoàn Kiếm. Lầu Ngũ Long được vẽ khá rõ, vị trí nằm ở khu vực Bưu điện Hà Nội bây giờ. Phía đông hồ Hoàn Kiếm còn bãi phù sa của sông Hồng. Có một con rạch nhỏ thông nước hồ Hoàn Kiếm sang hồ Gia Ngư. Con rạch này nằm giữa đường đôi Đinh Tiên Hoàng (quãng số nhà 17 - 19), do vậy chắc chắn nơi đây đặt chiếc cầu gỗ trên phố Cầu Gỗ. Có nhà sử học nói vị trí cầu gỗ là đoạn phố Cầu Gỗ cắt phố Hồ Hoàn Kiếm là không chính xác. Từ bản đồ này chúng ta thấy mảnh đất khu vực phố Hàng Trống, chưa có phố Báo Khánh, chưa có con đường chạy chung quanh hồ. Bản đồ đã vẽ khá rõ Đình Đông Hương (hương thơm ở phía Đông thành). Đình được xây dựng vào thời Lê - Trịnh. Vào thời điểm này vẫn còn chùa Báo Thiên (ở vị trí Nhà thờ Lớn hiện nay).
Bản đồ Hà Nội 20-8-1883
Bản đồ này cho chúng ta thấy thành phố đã bị người Pháp dùng vũ lực để xâm chiếm gần mười năm trước đó. Họ dần dần đến đó ở và chú thích trên bản đồ chỉ rõ bằng mầu đỏ sẫm những tòa nhà bị quân Pháp chiếm đóng. Bản đồ này lập ngày 20-8-1883, nghĩa là năm ngày trước khi ký Hiệp định Harmand thiết lập chế độ bảo hộ của Pháp tại miền Bắc Việt Nam. Tổng lãnh sự Pháp rời Tô giới bên bờ sông Hồng và nhường chỗ cho một công sứ Pháp đến ở phố Hàng Gai (Bản đồ gốc tỷ lệ 1/10.000 được thực hiện theo những hình vẽ của Thiếu úy Launay thuộc đội quân viễn chinh Bắc Kỳ và được Sở Địa lý Đông Dương xuất bản năm 1883. Kích thước gốc 45 cm x 53 cm, một bản lưu tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại ở Aix-en Provence).
Nhìn vào bản đồ này chúng ta thấy khu vực phố Hàng Trống chưa có phố Báo Khánh, gần như chưa có một công trình nào nằm giữa khu vực phố Hàng Gai, Hàng Trống ra đến mép hồ Gươm. Năm 1883, Giáo hội đã chiếm toàn bộ đất thôn Báo Thiên, phá chùa Báo Thiên, lấy đất xây Nhà thờ Lớn trong hai năm (1884 - 1886), trong những năm 1894 - 1897, thực dân Pháp đã phá hủy nốt những bức tường cổ chỉ để lại cổng chính Bắc. Ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, thực dân Pháp đã phá hủy gần như toàn bộ hệ thống các di tích văn hóa kiến trúc truyền thống nằm rải rác chung quanh hồ để lấy chỗ xây dựng khu phố Tây. Từ năm 1886 - 1893, Pháp xây dựng Trung tâm hành chính của Hà Nội nằm ở phía nam khu phố cổ, giới hạn bởi phố Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền và Ngô Quyền.
Bản đồ thành phố Hà Nội năm 1902
Bản đồ năm 1902 này chỉ ra những biến động trong khu vực Hà Nội do những đợt quy hoạch trong 15 năm người Pháp chiếm đóng. Cầu Doumer (Long Biên) khánh thành vào năm đó bắc ngang sông Hồng và thành phố như thế bị đường xe lửa cắt làm đôi. Thành phố mới nằm phía nam hồ Hoàn Kiếm lúc đó còn ít dân cư, những con phố mới được bố trí theo hình bàn cờ đã hình thành.
(Bản đồ gốc tỷ lệ 1/10000 do Trung sĩ Lecureur vẽ, Sở Địa lý Đông Dương xuất bản tháng 10-1902, khổ gốc 70 x 93 cm, mã số Thư viện Quốc gia P13422). Từ bản đồ này chúng ta thấy Nhà thờ Lớn đã được xây dựng. Trong khuôn viên 71 Hàng Trống đã có công trình xây dựng. Không thấy hình vẽ Đình Đông Hương nữa. Lúc này diện tích của đình đã bị thu hẹp do làm đường,… Đã có con đường chạy chung quanh hồ Hoàn Kiếm, con đường này được khánh thành năm 1889.
Bản đồ sơ lược thành phố Hà Nội (1918)
Giá trị của bản đồ này là ở chỗ nó đã thể hiện cả một mạng lưới các con phố của một thành phố được chia thành tám khu từ năm 1914. Phần lớn các công trình công cộng đã được xây dựng và thành phố mới nằm trên một trục nối thành cổ với sông Hồng (ngày nay là đường Nguyễn Thái Học, Tràng Thi, Tràng Tiền). (Bản đồ không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như thước tỷ lệ. Khổ gốc 42 cm x 36 cm, mã số tại Thư viện Quốc gia M304(4)).
- Trên bản đồ này chúng ta đã thấy có con đường đi chung quanh hồ Hoàn Kiếm. Đã có phố Báo Khánh. Ngõ Hàng Hành đã có nhưng là ngõ cụt. Phố Lương Văn Can đã có nhưng chưa có đoạn đâm thẳng ra phố Hàng Gai mà phải quặt ra phố Hàng Quạt rồi ra phố Hàng Gai bằng phố Tô Tịch (chiếu trắng). Phố Đinh Liệt vẫn thông ra hồ Hoàn Kiếm. Có một vùng đất hình tam giác trên Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Phố Ấu Triệu chưa thông ra phố Phủ Doãn như hiện nay.
Bản đồ sơ lược thành phố Hà Nội (1928)
Thành phố đã mở rộng đáng kể và hồ Hoàn Kiếm, trước kia là biên giới phía nam của thành phố, lúc này đã nằm ở trung tâm của đô thị, tạo nên ranh giới giữa khu phố cổ với những con phố hẹp ngoằn ngoèo, tương phản với vẻ trật tự của những con phố ở các khu mới được bố trí theo hình bàn cờ. Vào thời điểm này cùng với khu 36 phố phường có mật độ dân cư dày đặc, một diện tích rộng lớn mới được đô thị hóa hình thành từ những làng đô thị vẫn còn trống rỗng, những tòa nhà còn thưa thớt, các con phố vẫn chưa có tên, và phải phân biệt chúng bằng số đường. Ta có thể coi như thành phố với đúng nghĩa của nó có ranh giới là phía nam hồ Bảy Mẫu.
(Bản đồ Hà Nội tỷ lệ 1/10000 xuất bản tháng 5-1928. Khổ gốc 46 cm x 75 cm, mã số tại Thư viện Quốc gia AT31 (39)) Vào thời điểm này chúng ta thấy trên bản đồ khu vực 71 Hàng Trống đã phân định ranh giới với khu tưởng niệm Vua Lê. Phố Ấu Triệu đã thông với phố Phủ Doãn. Đã hình thành các phố Chân Cầm, Ngõ Huyện, Thọ Xương… Ngõ Hàng Hành thông ra phố Hàng Trống (đoạn số nhà từ 15 - 17). Chưa có ngõ Báo Khánh.
Bản đồ thành phố Hà Nội (1945)
Khi đất nước tuyên bố độc lập, tên các đường phố ngay lập tức cũng được thay đổi và Việt hóa. Trong khi các phố ở khu phố cổ lấy lại tên cũ của chúng thì rất nhiều con đường được mở từ năm 1884 vốn mang tên Pháp nay không mang những tên đó nữa, chỉ trừ phố Yersin.
(Bản đồ Hà Nội tỷ lệ 1/10.000, do Ty in ấn địa chính in vào năm đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), khổ gốc 46 cm x 71 cm, mã số tại Thư viện Quốc gia AT31(80)).
Trên bản đồ chúng ta nhìn thấy:
Ngõ Báo Khánh đã hình thành, nhưng chưa thông với ngõ Hàng Hành. Phố Lương Văn Can đã nối thẳng ra phố Hàng Gai không cần phải rẽ qua phố Tô Tịch. Vùng đất hình tam giác trên Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục vẫn còn. Đến năm 1946, ngõ Báo Khánh thông với ngõ Hàng Hành.
Bản đồ thành phố Hà Nội (1953 - 1954)
Bản đồ này cho ta biết tên các đường phố thay đổi theo sắc lệnh tháng 2-1951. Tên đường phố tiếng Việt chiếm ưu thế, nhiều tên đường phố tiếng Pháp đã được thay đổi, xuất hiện phố Hoa Kỳ và phố Anh Quốc. (Bản đồ được xem là của Liên – Thương không đề xuất xứ, tỷ lệ, ngày tháng; khổ gốc 42 cm x 52 cm, mã số tại Thư viện Quốc gia 60Z) Nhìn trên bản đồ chúng ta thấy đường tàu điện từ phố Hàng Đào và Hàng Gai cắt nhau ở Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và còn đoạn đường tại phố Cầu Gỗ. Đoạn phố Đinh Liệt thông ra hồ Hoàn Kiếm đã bị nhà “Hàm cá mập” bịt lại. Sau ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954), Báo Nhân Dân đã chuyển cơ quan từ chiến khu về 71 Hàng Trống.
Bản đồ thành phố Hà Nội (1956)
Ta thấy rằng các đại lộ vẫn giữ nguyên như thế, vẫn còn rất nhiều hồ ở phía Tây của thành phố đặc biệt là khu vực sau ga mà người ta vẫn chưa có kế hoạch đô thị hóa. Phố Khâm Thiên khi đó là một tuyến đường dài với nhà cửa san sát hai bên chạy giữa một khu vực vẫn còn là nông thôn.
(Bản đồ gốc tỷ lệ 1/7.500, do Sở Địa chính thành phố Hà Nội in tháng 1 năm 1957, khổ gốc 60 cm x 90 cm, mã số tại Thư viện Quốc gia Vz274).
Đã nhìn thấy rõ tòa nhà chính của Báo Nhân Dân (hiện đang cho Ngân hàng ANZ thuê làm trụ sở) khu biệt thự hai tầng giáp với phố Hàng Trống.
Bản đồ thành phố Hà Nội khu Hoàn Kiếm (1960)
Trên bản đồ của quận trung tâm thành phố này, nỗ lực quy hoạch đô thị thể hiện rất rõ ở khu vực ngoài đê sông, bên bờ sông Hồng, phía nam cầu Long Biên. Phù sa bồi đắp đầm lầy và các bãi bồi gia tăng cho phép thành phố thiếu diện tích này hạn chế mở rộng về phía ngoại ô bằng cách quy hoạch một vùng tạm để đối phó với lũ lụt. (Bản đồ gốc tỷ lệ 1/5.000, do Ủy ban xây dựng xuất bản tháng 4 năm 1962, theo những bản vẽ tháng 6 năm 1960, khổ gốc 60 cm x 75 cm, mã số D12(63)).
- Với bản đồ này chúng ta nhìn rõ khu vực Báo Nhân Dân, có tòa nhà hiện cho ANZ thuê, khu nhà hai tầng dọc theo phố Hàng Trống, Đình Nam Hương, nhà Khai trí Tín Đức cũ; có đài phun nước ở Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
HÀ HỒNG
Diện mạo vùng Hồ Gươm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 qua những tấm bản đồ cổ
Ngày 13-10-2008, Triển lãm các bản đồ cổ Hà Nội được khai mạc tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (số 31 Tràng Thi). Triển lãm trưng bày 60 tấm bản đồ Hà Nội trong vòng một thế kỷ, từ năm 1873 đến năm 1965, do Thư viện Quốc gia Việt Nam, Trung tâm văn hóa Pháp - L’Espace tổ chức với sự giúp đỡ của Dự án Valease và Trường Viễn đông Bác cổ Pháp. Thật thú vị, khi xem những bản đồ cổ đó, chúng ta cảm nhận như đang được xem những thước phim tài liệu cũ; chúng ta thấy được những biến đổi ở vùng đất văn hóa Hồ Gươm trong đó có khu vực 71 Hàng Trống.
Bản đồ do Phạm Đình Bách, nhà họa đồ của Sở Địa lý vẽ năm 1873 là một trong những tấm bản đồ đẹp nhất của bộ sưu tập. Bản đồ thú vị vì nhiều lẽ, nó cho phép hình dung ra được sự du nhập đô thị trước khi người Pháp đặt chân đến. Đó là thời điểm Pháp xâm chiếm Hà Nội. Tháng 10-1874, Pháp đã cho khởi công xây dựng các công trình kiên cố trên khu nhượng địa. Chúng ta cũng thấy hiện lên những hồ nhỏ nối tiếp nhau, song song với sông Hồng, chứng tích của một con kênh cổ xưa kia đã từng nối hồ Trúc Bạch với sông Hồng, chạy qua hồ Hoàn Kiếm. Bản đồ này đã được xuất bản nhiều lần, trong đó có một bản được in với tỷ lệ 1/8800 vào năm 1901, tấm bản đồ này được in năm 1916 (xem ảnh).
Nhờ vào bản đồ này chúng ta thấy được diện mạo khu vực hồ Hoàn Kiếm. Lầu Ngũ Long được vẽ khá rõ, vị trí nằm ở khu vực Bưu điện Hà Nội bây giờ. Phía đông hồ Hoàn Kiếm còn bãi phù sa của sông Hồng. Có một con rạch nhỏ thông nước hồ Hoàn Kiếm sang hồ Gia Ngư. Con rạch này nằm giữa đường đôi Đinh Tiên Hoàng (quãng số nhà 17 - 19), do vậy chắc chắn nơi đây đặt chiếc cầu gỗ trên phố Cầu Gỗ. Có nhà sử học nói vị trí cầu gỗ là đoạn phố Cầu Gỗ cắt phố Hồ Hoàn Kiếm là không chính xác. Từ bản đồ này chúng ta thấy mảnh đất khu vực phố Hàng Trống, chưa có phố Báo Khánh, chưa có con đường chạy chung quanh hồ. Bản đồ đã vẽ khá rõ Đình Đông Hương (hương thơm ở phía Đông thành). Đình được xây dựng vào thời Lê - Trịnh. Vào thời điểm này vẫn còn chùa Báo Thiên (ở vị trí Nhà thờ Lớn hiện nay).
Bản đồ Hà Nội 20-8-1883
Bản đồ này cho chúng ta thấy thành phố đã bị người Pháp dùng vũ lực để xâm chiếm gần mười năm trước đó. Họ dần dần đến đó ở và chú thích trên bản đồ chỉ rõ bằng mầu đỏ sẫm những tòa nhà bị quân Pháp chiếm đóng. Bản đồ này lập ngày 20-8-1883, nghĩa là năm ngày trước khi ký Hiệp định Harmand thiết lập chế độ bảo hộ của Pháp tại miền Bắc Việt Nam. Tổng lãnh sự Pháp rời Tô giới bên bờ sông Hồng và nhường chỗ cho một công sứ Pháp đến ở phố Hàng Gai (Bản đồ gốc tỷ lệ 1/10.000 được thực hiện theo những hình vẽ của Thiếu úy Launay thuộc đội quân viễn chinh Bắc Kỳ và được Sở Địa lý Đông Dương xuất bản năm 1883. Kích thước gốc 45 cm x 53 cm, một bản lưu tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại ở Aix-en Provence).
Nhìn vào bản đồ này chúng ta thấy khu vực phố Hàng Trống chưa có phố Báo Khánh, gần như chưa có một công trình nào nằm giữa khu vực phố Hàng Gai, Hàng Trống ra đến mép hồ Gươm. Năm 1883, Giáo hội đã chiếm toàn bộ đất thôn Báo Thiên, phá chùa Báo Thiên, lấy đất xây Nhà thờ Lớn trong hai năm (1884 - 1886), trong những năm 1894 - 1897, thực dân Pháp đã phá hủy nốt những bức tường cổ chỉ để lại cổng chính Bắc. Ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, thực dân Pháp đã phá hủy gần như toàn bộ hệ thống các di tích văn hóa kiến trúc truyền thống nằm rải rác chung quanh hồ để lấy chỗ xây dựng khu phố Tây. Từ năm 1886 - 1893, Pháp xây dựng Trung tâm hành chính của Hà Nội nằm ở phía nam khu phố cổ, giới hạn bởi phố Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền và Ngô Quyền.
Bản đồ thành phố Hà Nội năm 1902
Bản đồ năm 1902 này chỉ ra những biến động trong khu vực Hà Nội do những đợt quy hoạch trong 15 năm người Pháp chiếm đóng. Cầu Doumer (Long Biên) khánh thành vào năm đó bắc ngang sông Hồng và thành phố như thế bị đường xe lửa cắt làm đôi. Thành phố mới nằm phía nam hồ Hoàn Kiếm lúc đó còn ít dân cư, những con phố mới được bố trí theo hình bàn cờ đã hình thành.
(Bản đồ gốc tỷ lệ 1/10000 do Trung sĩ Lecureur vẽ, Sở Địa lý Đông Dương xuất bản tháng 10-1902, khổ gốc 70 x 93 cm, mã số Thư viện Quốc gia P13422). Từ bản đồ này chúng ta thấy Nhà thờ Lớn đã được xây dựng. Trong khuôn viên 71 Hàng Trống đã có công trình xây dựng. Không thấy hình vẽ Đình Đông Hương nữa. Lúc này diện tích của đình đã bị thu hẹp do làm đường,… Đã có con đường chạy chung quanh hồ Hoàn Kiếm, con đường này được khánh thành năm 1889.
Bản đồ sơ lược thành phố Hà Nội (1918)
Giá trị của bản đồ này là ở chỗ nó đã thể hiện cả một mạng lưới các con phố của một thành phố được chia thành tám khu từ năm 1914. Phần lớn các công trình công cộng đã được xây dựng và thành phố mới nằm trên một trục nối thành cổ với sông Hồng (ngày nay là đường Nguyễn Thái Học, Tràng Thi, Tràng Tiền). (Bản đồ không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như thước tỷ lệ. Khổ gốc 42 cm x 36 cm, mã số tại Thư viện Quốc gia M304(4)).
- Trên bản đồ này chúng ta đã thấy có con đường đi chung quanh hồ Hoàn Kiếm. Đã có phố Báo Khánh. Ngõ Hàng Hành đã có nhưng là ngõ cụt. Phố Lương Văn Can đã có nhưng chưa có đoạn đâm thẳng ra phố Hàng Gai mà phải quặt ra phố Hàng Quạt rồi ra phố Hàng Gai bằng phố Tô Tịch (chiếu trắng). Phố Đinh Liệt vẫn thông ra hồ Hoàn Kiếm. Có một vùng đất hình tam giác trên Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Phố Ấu Triệu chưa thông ra phố Phủ Doãn như hiện nay.
Bản đồ sơ lược thành phố Hà Nội (1928)
Thành phố đã mở rộng đáng kể và hồ Hoàn Kiếm, trước kia là biên giới phía nam của thành phố, lúc này đã nằm ở trung tâm của đô thị, tạo nên ranh giới giữa khu phố cổ với những con phố hẹp ngoằn ngoèo, tương phản với vẻ trật tự của những con phố ở các khu mới được bố trí theo hình bàn cờ. Vào thời điểm này cùng với khu 36 phố phường có mật độ dân cư dày đặc, một diện tích rộng lớn mới được đô thị hóa hình thành từ những làng đô thị vẫn còn trống rỗng, những tòa nhà còn thưa thớt, các con phố vẫn chưa có tên, và phải phân biệt chúng bằng số đường. Ta có thể coi như thành phố với đúng nghĩa của nó có ranh giới là phía nam hồ Bảy Mẫu.
(Bản đồ Hà Nội tỷ lệ 1/10000 xuất bản tháng 5-1928. Khổ gốc 46 cm x 75 cm, mã số tại Thư viện Quốc gia AT31 (39)) Vào thời điểm này chúng ta thấy trên bản đồ khu vực 71 Hàng Trống đã phân định ranh giới với khu tưởng niệm Vua Lê. Phố Ấu Triệu đã thông với phố Phủ Doãn. Đã hình thành các phố Chân Cầm, Ngõ Huyện, Thọ Xương… Ngõ Hàng Hành thông ra phố Hàng Trống (đoạn số nhà từ 15 - 17). Chưa có ngõ Báo Khánh.
Bản đồ thành phố Hà Nội (1945)
Khi đất nước tuyên bố độc lập, tên các đường phố ngay lập tức cũng được thay đổi và Việt hóa. Trong khi các phố ở khu phố cổ lấy lại tên cũ của chúng thì rất nhiều con đường được mở từ năm 1884 vốn mang tên Pháp nay không mang những tên đó nữa, chỉ trừ phố Yersin.
(Bản đồ Hà Nội tỷ lệ 1/10.000, do Ty in ấn địa chính in vào năm đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), khổ gốc 46 cm x 71 cm, mã số tại Thư viện Quốc gia AT31(80)).
Trên bản đồ chúng ta nhìn thấy:
Ngõ Báo Khánh đã hình thành, nhưng chưa thông với ngõ Hàng Hành. Phố Lương Văn Can đã nối thẳng ra phố Hàng Gai không cần phải rẽ qua phố Tô Tịch. Vùng đất hình tam giác trên Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục vẫn còn. Đến năm 1946, ngõ Báo Khánh thông với ngõ Hàng Hành.
Bản đồ thành phố Hà Nội (1953 - 1954)
Bản đồ này cho ta biết tên các đường phố thay đổi theo sắc lệnh tháng 2-1951. Tên đường phố tiếng Việt chiếm ưu thế, nhiều tên đường phố tiếng Pháp đã được thay đổi, xuất hiện phố Hoa Kỳ và phố Anh Quốc. (Bản đồ được xem là của Liên – Thương không đề xuất xứ, tỷ lệ, ngày tháng; khổ gốc 42 cm x 52 cm, mã số tại Thư viện Quốc gia 60Z) Nhìn trên bản đồ chúng ta thấy đường tàu điện từ phố Hàng Đào và Hàng Gai cắt nhau ở Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và còn đoạn đường tại phố Cầu Gỗ. Đoạn phố Đinh Liệt thông ra hồ Hoàn Kiếm đã bị nhà “Hàm cá mập” bịt lại. Sau ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954), Báo Nhân Dân đã chuyển cơ quan từ chiến khu về 71 Hàng Trống.
Bản đồ thành phố Hà Nội (1956)
Ta thấy rằng các đại lộ vẫn giữ nguyên như thế, vẫn còn rất nhiều hồ ở phía Tây của thành phố đặc biệt là khu vực sau ga mà người ta vẫn chưa có kế hoạch đô thị hóa. Phố Khâm Thiên khi đó là một tuyến đường dài với nhà cửa san sát hai bên chạy giữa một khu vực vẫn còn là nông thôn.
(Bản đồ gốc tỷ lệ 1/7.500, do Sở Địa chính thành phố Hà Nội in tháng 1 năm 1957, khổ gốc 60 cm x 90 cm, mã số tại Thư viện Quốc gia Vz274).
Đã nhìn thấy rõ tòa nhà chính của Báo Nhân Dân (hiện đang cho Ngân hàng ANZ thuê làm trụ sở) khu biệt thự hai tầng giáp với phố Hàng Trống.
Bản đồ thành phố Hà Nội khu Hoàn Kiếm (1960)
Trên bản đồ của quận trung tâm thành phố này, nỗ lực quy hoạch đô thị thể hiện rất rõ ở khu vực ngoài đê sông, bên bờ sông Hồng, phía nam cầu Long Biên. Phù sa bồi đắp đầm lầy và các bãi bồi gia tăng cho phép thành phố thiếu diện tích này hạn chế mở rộng về phía ngoại ô bằng cách quy hoạch một vùng tạm để đối phó với lũ lụt. (Bản đồ gốc tỷ lệ 1/5.000, do Ủy ban xây dựng xuất bản tháng 4 năm 1962, theo những bản vẽ tháng 6 năm 1960, khổ gốc 60 cm x 75 cm, mã số D12(63)).
- Với bản đồ này chúng ta nhìn rõ khu vực Báo Nhân Dân, có tòa nhà hiện cho ANZ thuê, khu nhà hai tầng dọc theo phố Hàng Trống, Đình Nam Hương, nhà Khai trí Tín Đức cũ; có đài phun nước ở Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
HÀ HỒNG
Đánh giá bài viết