Mồng ba Tết tặng sách và được tặng sách Không rõ

[09/02/2019 21:38 | Ghi nhanh | Nhận xét(0) | Đọc(2833) ]
   Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
hohoankiem.org

Sáng mồng ba Tết Hiếu bạn học hồi phổ thông cùng gia đình đến nhà tôi chúc Tết. Nhân dịp này tôi đã tặng Hiếu cuốn sách: Chuyện kể bên Hồ Gươm (cuốn sách đạt Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2018).

Hiếu là người bạn thân học hồi cấp ba Trường Việt - Đức cho nên vào những ngày đầu đam mê với tình yêu Hồ Gươm (năm 2000) có chuyện gì lượm lặt được về hồ tôi đều kể cho Hiếu nghe. Thay vì động viên, anh bạn tôi buông một câu: Thích hoài cổ, ông già rồi. Nói vậy thôi, sau này mỗi lần gặp nhau, Hiếu lại cung cấp cho tôi những thông tin liên quan đến hồ: nào là chuyện nguồn gốc Rùa Hồ Gươm; bên điện lực sắp xây khách sạn nuốt mất Hồ Gươm; nào là áp dụng công nghệ cao để hút bùn lòng hồ, có nên giữ lại tên Bưu điện Hà Nội...

Trước đó ngày mồng hai Tết, đến nhà Hiếu chúc Tết tôi được vợ chồng Hiếu tặng hai chiếc đồng hồ cũ, một của Liên Xô, một của Trung Quốc. Đây là hai chiếc đồng hồ do bác Trần Đình Kỳ mua từ năm 1974, khi sang làm nghiên cứu sinh ở Liên Xô. Bác Trần Đình Kỳ là bố của Vy (vợ Hiếu). Bác Kỳ từ nhỏ đã sống ở Hà Nội. Sau khi đi làm nghiên cứu sinh về thì công tác tại Viện Dược liệu (trên phố Hai Bà Trưng), buổi trưa thường đi ăn ở quán Bodega trên phố Tràng Tiền. Sau này bác chuyển về Hải Phòng làm Phó Giám đốc Sở Y tế.

Buổi chiều mồng ba Tết tôi đến chúc Tết nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, người viết lời tựa cho cuốn sách Chuyện kể bên Hồ Gươm của tôi. Đường đến nhà của nhà văn ngoằn nghèo, quang co. Cũng giống như mọi lần đến đây tôi đều bị lạc đành gọi điện thoại để anh ra đón. Với cách nói chuyện khúc chiết nhà văn giảng giải cho tôi nghe nhiều thuật ngữ phức tạp trong lĩnh vực tâm linh. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp vừa viết lời tặng tôi vào cuốn sách Tuổi 20 yêu dấu vừa nói:Tớ thích câu nói của A. P. Tchekhov " Chỉ có gì nghiêm trọng mới đẹp" cho nên đưa vào lời dẫn cho chuyện Nhà hát lớn. Còn tôi lại suy nghĩ nhiều về lời của bố nhà văn Nguyên Huy Thiệp được ghi trong câu chuyện nói trên: " Hà Nội không còn những nhà văn có "phong cách Hà Nội".

Chúc Tết nhà văn xong trên đường đi ra nơi để xe, đến đầu ngõ tôi thấy một chị bế con nhỏ từ Taxi bước xuống. Xe Taxi hãng G7 mang biển số 30 H 623.40 đi được một đọan rồi dừng lại. Người lái xe mở cửa gọi với chị bế con nhỏ: Chị để quên điện thoại này...

Đấy là chuyện của tôi ngày mồng ba Tết Kỷ Hợi.

hohoankiem.org

  Đánh giá bài viết

Bài viết số 897 đã được: 3.0/10 (4 Đánh giá)


Bài viết liên quan Bài viết ngẫu nhiên
Ga tàu điện ngầm Stockholm - Triển lãm nghệ thuật dưới lòng đất
Được ôm Rùa phát hiện từ năm 1914
Nhà thờ Duomo - một công trình xây dựng trong hơn năm thế kỷ
Đi đường dài để được ngắm Tháp nghiêng Pisa trong 30 phút
Hồ Como với biệt thự Balbianello đẹp như tranh vẽ
Chuẩn bị cho "trận đánh lớn"
Hồ Gươm, 22-3-2024
Về thôi em về với mùa hoa đỏ
Họp tổng kết Chi hội Ảnh báo chí
Không gian Văn hóa Hồ Gươm (KGVHHG) nhận kỷ vật cách đây 45 năm.
Từ Tả Vọng đình đến ...
Chuyện về hohoankiem.org
Không gian Văn hóa Hồ Gươ...
Phố đi bộ chung quanh hồ ...
Nồi bánh chưng trong ngõ ...
Đến sứ quán
Cụ Rùa nổi sáng 6 và 8-12...
Thí điểm hút bùn tại hồ T...
Chào năm mới 2014
Vì một tình yêu Hà Nội
Tags:
Hãy Register thành viên để có thể viết nhận xét

Nếu bạn thấy bài viết hay vui lòng Bookmark bài viết. Cám ơn bạn!

Bookmark and Share