Một ý tưởng hay về quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục
[25/03/2009 09:20 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(8559) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Ngày 12-3-2009, Hànộimới Online đăng bài: “ Sẽ có biểu tượng rùa xanh, rồng vàng cao 12 m tại Hồ Gươm ”, trong chuyên mục Thăng Long - Hà Nội của tác giả Lệ Quyên. Bài báo này được nhiều người chú ý, và góp ý kiến.
Biểu tượng rùa xanh, rồng vàng là ý tưởng của ông Bùi Chí Công, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Kính xây dựng Việt Nam, kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Kính nghệ thuật đề xuất lên UBND TP Hà Nội. Theo đó tại khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục sẽ xuất hiện biểu tượng Rùa xanh (bằng thủy tinh) và Rồng vàng mang tên “Huyền thoại Thăng Long” .
Biểu tượng Rùa thần sẽ được làm bằng thủy tinh có màu xanh ngọc bích, ước tính chiều dài là 3m, ngang 2m và nặng khoảng 2 tấn. Rùa thần sẽ được nâng lên từ dòng nước tạo cảm giác bay bổng, thần tiên. Cùng với biểu tượng linh vật này thì Rồng vàng (làm bằng chất liệu Inox thiếp vàng) sẽ ôm lấy Rùa thần, tạo thành hình xoáy trôn ốc bay lên trời xanh.
Ban đêm, biểu tượng này sẽ được chiếu bởi ánh sáng năm màu. Ban ngày, biểu tượng được làm sống động bằng kỹ thuật động của nước tạo. Món quà “Huyền thoại Thăng Long” mà ông Bùi Chí Công muốn tặng cho thành phố Hà Nội nhân ngày đại lễ ước tính là 8 tỷ đồng.
Bạn Bích Vân ( Hà Nội ) cho rằng: “Tôi thấy đây là ý tưởng độc đáo và biểu tượng rồng vàng rùa thần vô cùng ý nghĩa và địa điểm đặt biểu tượng là hợp lý và có tính nghệ thuật cao. Tôi hy vọng UBND thành phố sẽ phê duyệt sớm để Hà Nội có thêm một quảng trường đẹp, xứng tầm của thủ đô”.
GS Hà Đình Đức (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam) viết: “Trước hết tôi thấy đây là ý tưởng hay và đáng trân trọng. Nhưng về góc độ văn hóa và là người đã gần 20 năm gắn bó với văn hóa Hồ Gươm và nghiên cứu Rùa Hồ Gươm, tôi xin góp vài ý kiến như sau:
- Rùa ở đây là Rùa thần (thần Kim Quy) tức là Rùa vàng nên không thể để màu xanh được. Rùa xanh có thể đẹp về mỹ thuật nhưng không mang ý nghĩa huyền thoại và tâm linh.
- Về hình thái Rùa có thể dựa vào hình thái cụ Rùa Hồ Gươm tức là loài rùa mai mềm trơn không có vẩy, hoặc nếu làm rùa có vẩy nên lưu ý trên lưng có ba hàng vẩy to gồm 13 vẩy, hàng chính giữa có năm vẩy, hai hàng bên, mỗi hàng có bốn vẩy. Viền quanh có 24 vẩy, một vẩy gáy và một vẩy trên đuôi còn mỗi bên 11 vẩy.
Đã có lần GS Vũ Khiêu đề nghị nên có tượng vua Lê trả Gươm cho Rùa thần bên hồ Hoàn Kiếm để làm biểu trưng cho thành phố mang danh hiệu “Thành phố Hoà bình”. Nếu ý tưởng trên kết hợp với ý tưởng của GS Vũ Khiêu, tôi tin chắc thành phố Hà Nội sẽ có thêm một công trình có ý nghĩa trong dịp Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”.
Như các bạn yêu “ hohoankiem.org” đã biết quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thời Pháp đô hộ là một vườn chuối. Bọn thực dân đã từng chém và bêu đầu những người yêu nước tại đây. Sau này chúng lấy tên một viên tướng Pháp bị quân ta bắn chết tại Cầu Giấy để đặt tên cho quảng trường. Ngày nay quảng trường có tên là Đông Kinh Nghĩa Thục. Trước khi có đài phun nước, lúc hoà bình mới lập lại (1954 ), nơi đây có cột đồng hồ và được tàu điện chạy qua.
Trước đây hơn một năm chúng tôi được biết anh Chiến (người hiến chuông ở đền Ngọc Sơn), chủ ngôi nhà tầng hai ( trên hiệu ảnh Long Vân ) cũng có ý tưởng xây dựng một nhóm tượng đài tưởng niệm những người tham gia Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Dự án đó lãnh đạo thành phố cũng đã biết.
Hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long –Hà Nội, chúng ta mong muốn rằng quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục sẽ có một diện mạo mới tương xứng với vị trí quan trọng này.
Hà Hồng
Biểu tượng rùa xanh, rồng vàng là ý tưởng của ông Bùi Chí Công, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Kính xây dựng Việt Nam, kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Kính nghệ thuật đề xuất lên UBND TP Hà Nội. Theo đó tại khu vực quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục sẽ xuất hiện biểu tượng Rùa xanh (bằng thủy tinh) và Rồng vàng mang tên “Huyền thoại Thăng Long” .
Biểu tượng Rùa thần sẽ được làm bằng thủy tinh có màu xanh ngọc bích, ước tính chiều dài là 3m, ngang 2m và nặng khoảng 2 tấn. Rùa thần sẽ được nâng lên từ dòng nước tạo cảm giác bay bổng, thần tiên. Cùng với biểu tượng linh vật này thì Rồng vàng (làm bằng chất liệu Inox thiếp vàng) sẽ ôm lấy Rùa thần, tạo thành hình xoáy trôn ốc bay lên trời xanh.
Ban đêm, biểu tượng này sẽ được chiếu bởi ánh sáng năm màu. Ban ngày, biểu tượng được làm sống động bằng kỹ thuật động của nước tạo. Món quà “Huyền thoại Thăng Long” mà ông Bùi Chí Công muốn tặng cho thành phố Hà Nội nhân ngày đại lễ ước tính là 8 tỷ đồng.
Bạn Bích Vân ( Hà Nội ) cho rằng: “Tôi thấy đây là ý tưởng độc đáo và biểu tượng rồng vàng rùa thần vô cùng ý nghĩa và địa điểm đặt biểu tượng là hợp lý và có tính nghệ thuật cao. Tôi hy vọng UBND thành phố sẽ phê duyệt sớm để Hà Nội có thêm một quảng trường đẹp, xứng tầm của thủ đô”.
GS Hà Đình Đức (Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam) viết: “Trước hết tôi thấy đây là ý tưởng hay và đáng trân trọng. Nhưng về góc độ văn hóa và là người đã gần 20 năm gắn bó với văn hóa Hồ Gươm và nghiên cứu Rùa Hồ Gươm, tôi xin góp vài ý kiến như sau:
- Rùa ở đây là Rùa thần (thần Kim Quy) tức là Rùa vàng nên không thể để màu xanh được. Rùa xanh có thể đẹp về mỹ thuật nhưng không mang ý nghĩa huyền thoại và tâm linh.
- Về hình thái Rùa có thể dựa vào hình thái cụ Rùa Hồ Gươm tức là loài rùa mai mềm trơn không có vẩy, hoặc nếu làm rùa có vẩy nên lưu ý trên lưng có ba hàng vẩy to gồm 13 vẩy, hàng chính giữa có năm vẩy, hai hàng bên, mỗi hàng có bốn vẩy. Viền quanh có 24 vẩy, một vẩy gáy và một vẩy trên đuôi còn mỗi bên 11 vẩy.
Đã có lần GS Vũ Khiêu đề nghị nên có tượng vua Lê trả Gươm cho Rùa thần bên hồ Hoàn Kiếm để làm biểu trưng cho thành phố mang danh hiệu “Thành phố Hoà bình”. Nếu ý tưởng trên kết hợp với ý tưởng của GS Vũ Khiêu, tôi tin chắc thành phố Hà Nội sẽ có thêm một công trình có ý nghĩa trong dịp Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”.
Như các bạn yêu “ hohoankiem.org” đã biết quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thời Pháp đô hộ là một vườn chuối. Bọn thực dân đã từng chém và bêu đầu những người yêu nước tại đây. Sau này chúng lấy tên một viên tướng Pháp bị quân ta bắn chết tại Cầu Giấy để đặt tên cho quảng trường. Ngày nay quảng trường có tên là Đông Kinh Nghĩa Thục. Trước khi có đài phun nước, lúc hoà bình mới lập lại (1954 ), nơi đây có cột đồng hồ và được tàu điện chạy qua.
Trước đây hơn một năm chúng tôi được biết anh Chiến (người hiến chuông ở đền Ngọc Sơn), chủ ngôi nhà tầng hai ( trên hiệu ảnh Long Vân ) cũng có ý tưởng xây dựng một nhóm tượng đài tưởng niệm những người tham gia Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Dự án đó lãnh đạo thành phố cũng đã biết.
Hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long –Hà Nội, chúng ta mong muốn rằng quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục sẽ có một diện mạo mới tương xứng với vị trí quan trọng này.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết