Nên dựng bia tưởng niệm ở khu vực Quảng trường Đông Kinh nghĩa thục
[27/12/2009 01:02 | Chuyện bên hồ | Nhận xét(0) | Đọc(9622) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Vùng hồ Hoàn Kiếm xưa nay vẫn được coi "đất thiêng" của Thủ đô, trải qua hằng trăm năm, nơi đây đã chứng kiến không biết bao nhiêu sự kiện có thể làm nên một kho tàng các câu chuyện về sự cống hiến, hy sinh của nhiều người Việt Nam trong quá trình đánh đuổi giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ đất nước nói chung, Hà Nội nói riêng. Và Quảng trường Ðông Kinh nghĩa thục, nằm trong khu vực hồ Hoàn Kiếm, cũng là một địa danh gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử đáng nhớ.
Tại nơi có đài phun nước ngày nay, trước kia là một vườn dừa. Nói về khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892), tác giả Nguyễn Vinh Phúc đã viết: "Nghĩa quân Phong trào Bãi sậy của Nguyễn Thiện Thuật từ mạn Hưng Yên đã triển khai hoạt động về phía Hà Nội. Ðêm 12 rạng sáng 26-6-1886 một đồn binh Pháp gần Cầu Ðuống, cách Hà Nội 6 km bị tiến công.
Ðêm 16-7-1888, nghĩa quân nã súng vào pháo đài Pháp trên tả ngạn sông Hồng. Thực dân Pháp tìm cách đối phó. Chúng huy động lực lượng quân sự lớn vào việc càn quét các vùng chung quanh Hà Nội, hễ bắt được các chỉ huy nghĩa quân là đưa về xử tử tại Hà Nội để khủng bố tinh thần nhân dân. Ngày 15-4-1887, xử tử Nguyễn Cao tại bãi dừa bên hồ Gươm. Ngày 23-5-1891, xử tử Ðốc Cập ở vườn hoa Pôn-be (nay là Vườn hoa Lý Thái Tổ); ngày 5-10-1893, xử tử một người Pháp là Cờ-lô-dát (Henri de Clausade) đã chạy sang hàng ngũ quân Ðốc Tít ở Hải Dương dưới chân cột cờ, và chỉ một tháng sau ngày 7-11 lại chặt đầu Ðội Văn ở vườn hoa Pôn-be" (Lịch sử Thăng Long - Hà Nội, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, H.2005, tr.280-281).
Còn theo Nguyễn Văn Uẩn thì: "Trước năm 1890, bờ bắc hồ Gươm là đất của mấy thôn Hương Mính, Gia Ngư, Yên Trường. Khi con đường vòng quanh hồ Gươm đã có, quãng đường này chưa phải là một đường phố chính. Mép hồ đã được đổ đất cạp cho rộng, song chỗ cuối đường dốc từ đầu phố Hàng Ðào xuống mới chỉ là một bãi cỏ rộng trên có mấy gốc dừa cằn cỗi (trước dừa mọc sát mép hồ, nay ở giữa bãi); chỗ này vắng vẻ, thưa người qua lại.
Những năm sôi sục phong trào Cần Vương chống Pháp, bọn thực dân lấy nơi đây làm chỗ hành hình và bêu đầu những người yêu nước bị chúng bắt được" (Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, NXB Hà Nội, H.2000, tr.682). Ðặc biệt, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Kim Ðáng đã sưu tầm được một bức tranh của một họa sĩ người Pháp vẽ cảnh đao phủ chém đầu những nhà yêu nước tại bãi dừa ở hồ Gươm (Hồ Gươm Hà Nội Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin, H.2000, tr.35 - ảnh trên).
Thời đó, khu vực bãi dừa còn được gọi là "bãi gáo", sau đó là Quảng trường tướng Nê-gơ-ri-ê (Place Négrier) và chính quyền cách mạng đổi tên địa danh thành Quảng trường Ðông Kinh nghĩa thục - tên gọi một phong trào nổi tiếng của sĩ phu Hà Nội đầu thế kỷ 20. Về phong trào này, nhà sử học Trần Huy Liệu viết: "Trong phong trào cách mạng chung của toàn quốc với Ðông Du và Duy Tân hội (1904-1909), ở Hà Nội cũng xuất hiện một tổ chức tiêu biểu cho tinh thần yêu nước chống thực dân thời kỳ này là tổ chức Ðông Kinh nghĩa thục. "Ðông Kinh nghĩa thục" do một nhóm sĩ phu tiến bộ lập ra vào tháng 3-1907, ở Hà Nội. Chủ trương của nhóm là làm cách mạng dân tộc bằng con đường phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng cho nhân dân Việt Nam những vốn liếng về khoa học-kỹ thuật làm cơ sở tiến tới tự giải phóng về phương diện chính trị" (Lịch sử Thủ đô Hà Nội, NXB Hà Nội, H.2000, tr.320).
Còn tác giả Vũ Văn Quân viết: "Phong trào Ðông Kinh nghĩa thục sau chưa đầy chín tháng hoạt động (từ tháng 3 đến 11-1907) đã bị dập tắt. Lương Văn Can - một trong những yếu nhân của phong trào, người sáng lập Trường Ðông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội bị bắt, bị đi đày ở Cao Miên (Cam-pu-chia). Sau khi được trả tự do, trở về Hà Nội một thời gian ngắn thì mất (6-1927) tại nhà riêng ở số 1 phố Hàng Ðào (có tài liệu cho biết là nhà số 4 - HH). Ðể tỏ lòng kính trọng và tưởng nhớ đến ông, đông đảo nhân dân Hà Nội đã tổ chức lễ tưởng niệm tại nghĩa trang Hợp Thiện.
Trước hành động yêu nước đó của nhân dân Hà Nội, thực dân Pháp đã đưa quân đến đàn áp, quấy phá. Nhân dân Hà Nội anh dũng chống trả quyết liệt. Cuộc đấu tranh đã khiến nhiều người bị thương, bị bắt và kết án tù, trong đó có tám hội viên Hội Thanh niên. Tuy gặp phải những tổn thất nhất định, nhưng cuộc đấu tranh đã một lần nữa khẳng định ý chí, sức mạnh của quần chúng Hà Nội, đồng thời cũng là dịp để Tỉnh bộ Thanh niên Hà Nội rèn luyện qua thử thách đấu tranh và phát triển tổ chức của mình" (Thăng Long - Hà Nội một nghìn sự kiện lịch sử, NXB Hà Nội, H.2007, tr.301).
Hẳn là với các dấu tích lịch sử quan trọng như trên mà khu vực có đài phun nước được đặt tên là Quảng trường Ðông Kinh nghĩa thục, tuy nhiên, dường như nhiều người ở Hà Nội thường biết tới khu vực này với tên gọi là "đài phun nước" mà không biết đó là Quảng trường Ðông Kinh nghĩa thục. Bằng chứng là trong Chương trình Vượt qua thử thách của Ðài TH Hà Nội vào tối 29-9-2008, có câu hỏi: "Quảng trường bên hồ Hoàn Kiếm có đài phun nước là quảng trường gì?", một bạn trẻ tham gia chương trình trả lời: "Quảng trường Lý Thái Tổ", trong khi đó đáp án là: "Quảng trường Ðông Kinh nghĩa thục". Thiết nghĩ, lỗi chủ quan là bạn trẻ đó là "chưa thuộc bài lịch sử", song lỗi khách quan là trên quảng trường đó hiện không có chỗ nào đặt tấm biển ghi tên Quảng trường Ðông Kinh nghĩa thục để cho mọi người được biết.
Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là dịp chúng ta nhớ về những con người đã chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, bảo vệ Hà Nội. Nhân dịp này, chúng tôi rất mong UBND thành phố Hà Nội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền khác, nghiên cứu, xem xét để xây dựng một bia tưởng niệm những nghĩa quân, trí thức đã bị tù đày, hy sinh trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, tại khu vực Quảng trường Ðông Kinh nghĩa thục.
Chúng tôi được biết, UBND quận Hoàn Kiếm đang chuẩn bị xây dựng Nhà văn hóa thiếu nhi và Trụ sở Ban quản lý khu vực hồ Hoàn Kiếm tại đầu hồi Hiệu ảnh Hồng Vân. Theo chúng tôi, bia tưởng niệm nói trên có thể đặt tại đây. Bia tưởng niệm sau khi được dựng sẽ là bài học lịch sử sinh động để lớp trẻ hiểu thêm về lịch sử, và tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân Thủ đô; khách du lịch nước ngoài sẽ hiểu thêm về bề dày lịch sử của một thành phố đã có nghìn năm tuổi.
Hà Hồng
Tại nơi có đài phun nước ngày nay, trước kia là một vườn dừa. Nói về khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892), tác giả Nguyễn Vinh Phúc đã viết: "Nghĩa quân Phong trào Bãi sậy của Nguyễn Thiện Thuật từ mạn Hưng Yên đã triển khai hoạt động về phía Hà Nội. Ðêm 12 rạng sáng 26-6-1886 một đồn binh Pháp gần Cầu Ðuống, cách Hà Nội 6 km bị tiến công.
Ðêm 16-7-1888, nghĩa quân nã súng vào pháo đài Pháp trên tả ngạn sông Hồng. Thực dân Pháp tìm cách đối phó. Chúng huy động lực lượng quân sự lớn vào việc càn quét các vùng chung quanh Hà Nội, hễ bắt được các chỉ huy nghĩa quân là đưa về xử tử tại Hà Nội để khủng bố tinh thần nhân dân. Ngày 15-4-1887, xử tử Nguyễn Cao tại bãi dừa bên hồ Gươm. Ngày 23-5-1891, xử tử Ðốc Cập ở vườn hoa Pôn-be (nay là Vườn hoa Lý Thái Tổ); ngày 5-10-1893, xử tử một người Pháp là Cờ-lô-dát (Henri de Clausade) đã chạy sang hàng ngũ quân Ðốc Tít ở Hải Dương dưới chân cột cờ, và chỉ một tháng sau ngày 7-11 lại chặt đầu Ðội Văn ở vườn hoa Pôn-be" (Lịch sử Thăng Long - Hà Nội, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, H.2005, tr.280-281).
Còn theo Nguyễn Văn Uẩn thì: "Trước năm 1890, bờ bắc hồ Gươm là đất của mấy thôn Hương Mính, Gia Ngư, Yên Trường. Khi con đường vòng quanh hồ Gươm đã có, quãng đường này chưa phải là một đường phố chính. Mép hồ đã được đổ đất cạp cho rộng, song chỗ cuối đường dốc từ đầu phố Hàng Ðào xuống mới chỉ là một bãi cỏ rộng trên có mấy gốc dừa cằn cỗi (trước dừa mọc sát mép hồ, nay ở giữa bãi); chỗ này vắng vẻ, thưa người qua lại.
Những năm sôi sục phong trào Cần Vương chống Pháp, bọn thực dân lấy nơi đây làm chỗ hành hình và bêu đầu những người yêu nước bị chúng bắt được" (Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, NXB Hà Nội, H.2000, tr.682). Ðặc biệt, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Kim Ðáng đã sưu tầm được một bức tranh của một họa sĩ người Pháp vẽ cảnh đao phủ chém đầu những nhà yêu nước tại bãi dừa ở hồ Gươm (Hồ Gươm Hà Nội Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin, H.2000, tr.35 - ảnh trên).
Thời đó, khu vực bãi dừa còn được gọi là "bãi gáo", sau đó là Quảng trường tướng Nê-gơ-ri-ê (Place Négrier) và chính quyền cách mạng đổi tên địa danh thành Quảng trường Ðông Kinh nghĩa thục - tên gọi một phong trào nổi tiếng của sĩ phu Hà Nội đầu thế kỷ 20. Về phong trào này, nhà sử học Trần Huy Liệu viết: "Trong phong trào cách mạng chung của toàn quốc với Ðông Du và Duy Tân hội (1904-1909), ở Hà Nội cũng xuất hiện một tổ chức tiêu biểu cho tinh thần yêu nước chống thực dân thời kỳ này là tổ chức Ðông Kinh nghĩa thục. "Ðông Kinh nghĩa thục" do một nhóm sĩ phu tiến bộ lập ra vào tháng 3-1907, ở Hà Nội. Chủ trương của nhóm là làm cách mạng dân tộc bằng con đường phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng cho nhân dân Việt Nam những vốn liếng về khoa học-kỹ thuật làm cơ sở tiến tới tự giải phóng về phương diện chính trị" (Lịch sử Thủ đô Hà Nội, NXB Hà Nội, H.2000, tr.320).
Còn tác giả Vũ Văn Quân viết: "Phong trào Ðông Kinh nghĩa thục sau chưa đầy chín tháng hoạt động (từ tháng 3 đến 11-1907) đã bị dập tắt. Lương Văn Can - một trong những yếu nhân của phong trào, người sáng lập Trường Ðông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội bị bắt, bị đi đày ở Cao Miên (Cam-pu-chia). Sau khi được trả tự do, trở về Hà Nội một thời gian ngắn thì mất (6-1927) tại nhà riêng ở số 1 phố Hàng Ðào (có tài liệu cho biết là nhà số 4 - HH). Ðể tỏ lòng kính trọng và tưởng nhớ đến ông, đông đảo nhân dân Hà Nội đã tổ chức lễ tưởng niệm tại nghĩa trang Hợp Thiện.
Trước hành động yêu nước đó của nhân dân Hà Nội, thực dân Pháp đã đưa quân đến đàn áp, quấy phá. Nhân dân Hà Nội anh dũng chống trả quyết liệt. Cuộc đấu tranh đã khiến nhiều người bị thương, bị bắt và kết án tù, trong đó có tám hội viên Hội Thanh niên. Tuy gặp phải những tổn thất nhất định, nhưng cuộc đấu tranh đã một lần nữa khẳng định ý chí, sức mạnh của quần chúng Hà Nội, đồng thời cũng là dịp để Tỉnh bộ Thanh niên Hà Nội rèn luyện qua thử thách đấu tranh và phát triển tổ chức của mình" (Thăng Long - Hà Nội một nghìn sự kiện lịch sử, NXB Hà Nội, H.2007, tr.301).
Hẳn là với các dấu tích lịch sử quan trọng như trên mà khu vực có đài phun nước được đặt tên là Quảng trường Ðông Kinh nghĩa thục, tuy nhiên, dường như nhiều người ở Hà Nội thường biết tới khu vực này với tên gọi là "đài phun nước" mà không biết đó là Quảng trường Ðông Kinh nghĩa thục. Bằng chứng là trong Chương trình Vượt qua thử thách của Ðài TH Hà Nội vào tối 29-9-2008, có câu hỏi: "Quảng trường bên hồ Hoàn Kiếm có đài phun nước là quảng trường gì?", một bạn trẻ tham gia chương trình trả lời: "Quảng trường Lý Thái Tổ", trong khi đó đáp án là: "Quảng trường Ðông Kinh nghĩa thục". Thiết nghĩ, lỗi chủ quan là bạn trẻ đó là "chưa thuộc bài lịch sử", song lỗi khách quan là trên quảng trường đó hiện không có chỗ nào đặt tấm biển ghi tên Quảng trường Ðông Kinh nghĩa thục để cho mọi người được biết.
Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là dịp chúng ta nhớ về những con người đã chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp đánh đuổi giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, bảo vệ Hà Nội. Nhân dịp này, chúng tôi rất mong UBND thành phố Hà Nội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam, các cơ quan có thẩm quyền khác, nghiên cứu, xem xét để xây dựng một bia tưởng niệm những nghĩa quân, trí thức đã bị tù đày, hy sinh trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, tại khu vực Quảng trường Ðông Kinh nghĩa thục.
Chúng tôi được biết, UBND quận Hoàn Kiếm đang chuẩn bị xây dựng Nhà văn hóa thiếu nhi và Trụ sở Ban quản lý khu vực hồ Hoàn Kiếm tại đầu hồi Hiệu ảnh Hồng Vân. Theo chúng tôi, bia tưởng niệm nói trên có thể đặt tại đây. Bia tưởng niệm sau khi được dựng sẽ là bài học lịch sử sinh động để lớp trẻ hiểu thêm về lịch sử, và tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân Thủ đô; khách du lịch nước ngoài sẽ hiểu thêm về bề dày lịch sử của một thành phố đã có nghìn năm tuổi.
Hà Hồng
Đánh giá bài viết