Nhà báo - Chiến sỹ
[24/03/2013 23:04 | Phóng sự - Tản mạn | Nhận xét(0) | Đọc(5644) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
(HOHOANKIEM.ORG) - Các bạn yêu hồ Hoàn Kiếm thân mến, cách đây hơn 40 năm, chúng tôi hơn 10 tuổi. Khi đó chúng tôi là những đứa con của phóng viên Báo Nhân Dân được đi sơ tán cùng nhau, cùng đi học trường làng, cùng ở với nhau trong đình làng. Vào những ngày Mỹ dùng máy bay B 52 rải thảm, hòng ” đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá”, chúng tôi rất tự hào vì mình là con của những người phóng viên Báo Nhân Dân. Bố mẹ chúng tôi vừa là nhà báo vừa là chiến sỹ. Hơn bốn mươi năm sau, trong số phóng viên Báo Nhân Dân hôm nay có hơn mười người là thành viên của trại trẻ Báo Nhân Dân ngày đó . Chúng tôi đi theo nghề mà bố mẹ mình đã chọn. Xin gửi tới các bạn những cảm nhận của chúng tôi nhân kỷ niệm 40 năm Chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên không “. Kèm theo bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu những bức ảnh chụp cuộc gặp mặt giữa thành viên của trại trẻ Báo Nhân Dân với những nhà báo- chiến sỹ, ngày 13-3-2013.
Bước từng bậc thang xuống hầm tránh bom dưới phòng truyền thống cùng với nhà báo Khắc Thuyết;lật từng trang tư liệu mà Ban Thu thập hiện vật bổ sung cho phòng truyền thống vừa nhận được; dở từng số báo vào những ngày cuối năm 1972... chúng tôi như đang được xem những thước phim tư liệu về không khí làm báo sôi động, hào hùng 40 năm về trước của phóng viên Báo Nhân Dân khi đế quốc Mỹ dùng máy bay B 52 đánh “Hà Nội - Thủ đô của phẩm giá con người”.
Đó là cảnh làm việc khẩn trương của ban thư ký dưới hầm tránh bom của ngôi nhà biệt thự mà Ngân hàng ANZ đang thuê. Cảnh Tổng Biên tập Hoàng Tùng duyệt các bài xã luận đanh thép nói lên ý chí quật cường của quân và dân Hà Nội đánh trả máy bay Mỹ: “ Những chiếc B52 bị bắn rơi và cái thế bí của Ních-xơn”; giá để súng trường CKC, mũ sắt sao vuông của tự vệ cơ quan dưới hầm tránh bom ( phía dưới phòng truyền thống ngày nay ). Chiếc xe com-mang-ca do lái xe Đặng Dung chở các phóng viên lao đi trong khói bom đạn mù mịt để kịp làm tin viết bài, chụp ảnh máy bay B52 rơi, phỏng vấn phi công mỹ khi nhẩy dù bị dân quân, bộ đội ta bắt sống; cảnh tang hoang tại Bệnh viện Bạch Mai, khu phố Khâm Thiên. Đó là giọt nước mắt của phóng viên Trần Quỳnh khi nhìn thấy cảnh người mẹ ôm xác đứa con bị bom Mỹ giết hại tại cảng Hải Phòng. Lực lượng tự vệ cơ quan được điều động khẩn cấp đến giúp gia đình các phóng viên ở ngõ Lý Thường Kiệt khi nơi này bị bom san phẳng.
Chúng tôi lúc đó đang ở Trại trẻ Báo Nhân Dân, tối tối lại dẫn nhau ra phía cánh đồng xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ ( Hà Tây cũ, nay là Hà Nội) nhìn về vầng sáng phía chân trời. Đó là Hà Nội, nơi bố, mẹ mình đang làm báo ở đó. Khi thấy chớp sáng tóe lên chúng tôi biết đó là lúc bom nổ. Liệu chúng có thả bom xuống Báo Nhân Dân? Mấy đứa trẻ chúng tôi quấn lấy nhau mà lo âu, khóc sụt sùi. Các anh lớn trong trại trẻ dỗ dành chúng tôi: Đừng sợ, bố mẹ chúng mình vừa là nhà báo vừa là chiến sĩ đấy.
Rồi cả trại trẻ nổ tung trong sự vui mừng. Chúng tôi bỏ cả ăn, reo hò khản cả cổ khi nghe tin Hiệp định Pa-ri, đã được ký vào ngày 27-1-1973, lúc 11 giờ (giờ Pa-ri). Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký chính thức giữa các bộ trưởng ngoại giao của các bên. Thật vinh dự cho Báo Nhân Dân khi nhiều nhà báo như: Hồng Hà, Hà Đăng, Nguyễn Thành Lê, Lê Bình có mặt trong lễ ký lịch sử đó.
Bốn mươi năm sau, gia đình nhà báo Lê Bình đến Báo Nhân Dân trao hiện vật quý để bổ sung vào phòng truyền thống Báo Nhân Dân: Chiếc bút mà Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh dùng để ký Hiệp định Pa-ri. Đây là hiện vật trong phòng truyền thống được nhiều người chú ý (sau khi phòng truyền thống được sửa sang và đi vào hoạt động đầu năm 2013).
Đất nước đang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, nhưng qua phòng truyền thống, những câu chuyện kể, chúng tôi thêm hiểu và tự hào về lớp phóng viên đi trước. Trong những ngày tháng hào hùng của trận “Điện Biên Phủ trên không” có sự đóng góp của những nhà báo - chiến sĩ Báo Nhân Dân.
Bước từng bậc thang xuống hầm tránh bom dưới phòng truyền thống cùng với nhà báo Khắc Thuyết;lật từng trang tư liệu mà Ban Thu thập hiện vật bổ sung cho phòng truyền thống vừa nhận được; dở từng số báo vào những ngày cuối năm 1972... chúng tôi như đang được xem những thước phim tư liệu về không khí làm báo sôi động, hào hùng 40 năm về trước của phóng viên Báo Nhân Dân khi đế quốc Mỹ dùng máy bay B 52 đánh “Hà Nội - Thủ đô của phẩm giá con người”.
Đó là cảnh làm việc khẩn trương của ban thư ký dưới hầm tránh bom của ngôi nhà biệt thự mà Ngân hàng ANZ đang thuê. Cảnh Tổng Biên tập Hoàng Tùng duyệt các bài xã luận đanh thép nói lên ý chí quật cường của quân và dân Hà Nội đánh trả máy bay Mỹ: “ Những chiếc B52 bị bắn rơi và cái thế bí của Ních-xơn”; giá để súng trường CKC, mũ sắt sao vuông của tự vệ cơ quan dưới hầm tránh bom ( phía dưới phòng truyền thống ngày nay ). Chiếc xe com-mang-ca do lái xe Đặng Dung chở các phóng viên lao đi trong khói bom đạn mù mịt để kịp làm tin viết bài, chụp ảnh máy bay B52 rơi, phỏng vấn phi công mỹ khi nhẩy dù bị dân quân, bộ đội ta bắt sống; cảnh tang hoang tại Bệnh viện Bạch Mai, khu phố Khâm Thiên. Đó là giọt nước mắt của phóng viên Trần Quỳnh khi nhìn thấy cảnh người mẹ ôm xác đứa con bị bom Mỹ giết hại tại cảng Hải Phòng. Lực lượng tự vệ cơ quan được điều động khẩn cấp đến giúp gia đình các phóng viên ở ngõ Lý Thường Kiệt khi nơi này bị bom san phẳng.
Chúng tôi lúc đó đang ở Trại trẻ Báo Nhân Dân, tối tối lại dẫn nhau ra phía cánh đồng xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ ( Hà Tây cũ, nay là Hà Nội) nhìn về vầng sáng phía chân trời. Đó là Hà Nội, nơi bố, mẹ mình đang làm báo ở đó. Khi thấy chớp sáng tóe lên chúng tôi biết đó là lúc bom nổ. Liệu chúng có thả bom xuống Báo Nhân Dân? Mấy đứa trẻ chúng tôi quấn lấy nhau mà lo âu, khóc sụt sùi. Các anh lớn trong trại trẻ dỗ dành chúng tôi: Đừng sợ, bố mẹ chúng mình vừa là nhà báo vừa là chiến sĩ đấy.
Rồi cả trại trẻ nổ tung trong sự vui mừng. Chúng tôi bỏ cả ăn, reo hò khản cả cổ khi nghe tin Hiệp định Pa-ri, đã được ký vào ngày 27-1-1973, lúc 11 giờ (giờ Pa-ri). Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký chính thức giữa các bộ trưởng ngoại giao của các bên. Thật vinh dự cho Báo Nhân Dân khi nhiều nhà báo như: Hồng Hà, Hà Đăng, Nguyễn Thành Lê, Lê Bình có mặt trong lễ ký lịch sử đó.
Bốn mươi năm sau, gia đình nhà báo Lê Bình đến Báo Nhân Dân trao hiện vật quý để bổ sung vào phòng truyền thống Báo Nhân Dân: Chiếc bút mà Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh dùng để ký Hiệp định Pa-ri. Đây là hiện vật trong phòng truyền thống được nhiều người chú ý (sau khi phòng truyền thống được sửa sang và đi vào hoạt động đầu năm 2013).
Đất nước đang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH, nhưng qua phòng truyền thống, những câu chuyện kể, chúng tôi thêm hiểu và tự hào về lớp phóng viên đi trước. Trong những ngày tháng hào hùng của trận “Điện Biên Phủ trên không” có sự đóng góp của những nhà báo - chiến sĩ Báo Nhân Dân.
Đánh giá bài viết