Chuyên mục: Phóng sự - Tản mạn
Tổ quốc
Cập nhật: 22-7-2012 | Đã xem: 6087
Chiều 21-7-2012, đi chung quanh hồ Hoàn Kiếm chúng tôi có một cảm giác vừa vui, vừa buồn. Vui là trên bầu trời xanh thẳm kia, có một vệ tinh nhỏ, chỉ nặng 1kg, do các nhà khoa học trẻ của Việt Nam thiết kế chế tạo, được tên lửa đẩy của Nhật Bản đưa vào vũ trụ lúc gần 10 giờ sáng nay. Trong khối vệ tinh nhỏ đó có một lá cờ tổ quốc. Trong không gian bao la của vũ trụ ấy có lá cờ của tổ quốc. Các bạn trẻ đó đã làm cho chúng ta vinh dự và kiêu hãnh. Tôi đã chứng kiến buổi tường thuật trực tiếp buổi phóng vệ tinh đó. Xin kể với các bạn khung cảnh buổi tường thuật nói trên, tại tầng 13 của tòa nhà FPT.
“ Năm..bốn...ba...hai...một... Phóng “ mọi người cùng hô vang, tại hội trường lớn của Công ty cổ phần FPT, khi Vệ tinh F-1 do phòng Nghiên cứu Không gian FSpace, Đại học FPT, nghiên cứu chế tạo bắt đầu được đưa lên vũ trụ trên tàu vận tải HTV-3 bằng tên lửa đẩy HII-B từ Trung tâm vũ trụ Tanegashima, Nhật Bản. Thời điểm lúc đó là 9 giờ 6 phút ngày 21-7 giờ Việt Nam (11 giờ 6 phút giờ Nhật Bản). Sự kiện Vệ tinh F-1 được đưa vào vũ trụ thành công đã đánh dấu một bước tiến mới trong ngành khoa học và công nghiệp vũ trụ của nước ta.
Vũ Trọng Thư, Trưởng phòng Nghiên cứu không gian Fspace, Viện nghiên cứu Đại học FPT, không dấu nổi xúc động, chia sẻ: Khi nhìn tên lửa đẩy HII-B từ từ rời bệ phóng được phóng, chúng em thấy thật hạnh phúc. Ước mơ của em và các bạn trong nhóm muốn tìm hiểu vũ trụ bao la, sau bốn năm nghiên cứu, nay đã phần nào trở thành hiện thực. Nói là phần nào bởi Dự án Vệ tinh F-1 chỉ thật sự được coi là thành công khi Vệ tinh F-1 được thả ra ngoài không gian trong tháng chín tới và thu phát được tín hiệu với trung tâm điều khiển tại trạm mặt đất.
Cùng chuyến đi lên Trạm Vũ Trụ Quốc tế ISS lần này còn có bốn vệ tinh nhỏ khác của Nhật Bản và Mỹ. Các vệ tinh được đặt vào ống phóng J-SSOD trên tàu vận tải HTV-3. Dự kiến sáu ngày sau khi phóng, tàu HTV-3 sẽ tiếp cận và lắp ghép với trạm ISS. Các phi hành gia trên trạm sẽ vận chuyển các vệ tinh nhỏ sang mô - đun Kibo. Sau đó, đến khoảng tháng chín, các vệ tinh nhỏ sẽ được đưa vào khoang điều áp (airlock). Phi hành gia người Nhật Akihiko Hoshide sẽ điều khiển cánh tay rô-bốt của mô-đun Kibo nắm lấy ống phóng có chứa năm vệ tinh đưa ra bên ngoài, hướng xuống phía dưới và thả các vệ tinh nhỏ ra khỏi trạm ISS để bắt đầu nhiệm vụ của mình. Đây sẽ là lần đầu các vệ tinh nhỏ được thả khỏi trạm ISS bằng cánh tay rô-bốt, mở ra con đường mới lên quỹ đạo cho các vệ tinh nhỏ.
Phó hiệu trưởng Trường đại học FPT, Nguyễn Xuân Phong, cho chúng tôi biết: Vệ tinh nhỏ F-1 mang theo một lá cờ Việt Nam thu nhỏ và thẻ nhớ chứa tên và lời nhắn của hơn 7.500 người tham gia chương trình “Gửi tên và lời nhắn lên vũ trụ trên vệ tinh F-1”. Vệ tinh F-1, có tuổi thọ trong khoảng không vũ trụ từ 100 ngày đến 250 ngày. Từ thành công này, nhà trường tiếp tục hỗ trợ để các nhà khoa học trẻ đi sâu vào nghiên cứu vũ trụ bằng việc thiết kế những vệ tinh nhỏ tiếp theo.
Trong Vệ tinh F-1, còn gắn một chíp hiệu ứng lượng tử ( SDTM ) đo ba chiều sự thay đổi từ trường trong vũ trụ. Chíp chỉ nhỏ bằng móng tay. Đây là sản phẩm có sự tham gia nghiên cứu của PGS Hugo Nguyễn, giảng viên Trường đại học UPPSALA ( Thụy Điển ). PGS Hugo Nguyễn bày tỏ cảm xúc của mình: Các bản trẻ của chúng ta thật tuyệt vời, họ đã vượt qua nhiều khó khăn, biến giấc mơ của mình thành hiện thực.
Kết thúc buổi truyền hình trực tiếp trên In-tơ-nét qua trang trang thông tin điện tử của NASA, mọi người cùng hát vang bài hát với tựa đề : Quỹ đạo Việt Nam của nhạc sỹ Trương Quý Hải. Được hỏi đoạn lời nào trong bài hát nhạc sỹ tâm đắc nhất ? Không ngần ngại, nhạc sỹ Trương Quý hải hát cho chúng tôi nghe:
Buồn là việc các cơ quan truyền thông đại chúng có nhiều tin bài nói về hai ca sỹ nổi tiếng của nước ta tự ý bỏ về từ nước bạn Lào, không tham dự hết Chương trình kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ngày ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt –Lào. Hai ca sỹ đó đã vì những toan tính riêng của mình mà để ảnh hưởng tới uy tín quốc gia, tổ quốc.
Chúng tôi tin rằng nếu hai ca sỹ đó được cùng chứng kiến buổi truyền hình trực tiếp tên lửa đẩy của Nhật Bản đưa vệ tinh của ta vào vũ trụ và cùng cất tiếng hát “ ..Tổ quốc thiêng liêng xin hiến dâng người... “ với các nhà khoa học trẻ, họ sẽ lĩnh hội được cảm xúc thiêng liêng khi nghĩ về tổ quốc.
Mỗi người trên cương vị công tác của mình, bằng khả năng của mình hãy làm tất cả vì tổ quốc thiêng liêng.
Bài và ảnh: Hà Hồng
“ Năm..bốn...ba...hai...một... Phóng “ mọi người cùng hô vang, tại hội trường lớn của Công ty cổ phần FPT, khi Vệ tinh F-1 do phòng Nghiên cứu Không gian FSpace, Đại học FPT, nghiên cứu chế tạo bắt đầu được đưa lên vũ trụ trên tàu vận tải HTV-3 bằng tên lửa đẩy HII-B từ Trung tâm vũ trụ Tanegashima, Nhật Bản. Thời điểm lúc đó là 9 giờ 6 phút ngày 21-7 giờ Việt Nam (11 giờ 6 phút giờ Nhật Bản). Sự kiện Vệ tinh F-1 được đưa vào vũ trụ thành công đã đánh dấu một bước tiến mới trong ngành khoa học và công nghiệp vũ trụ của nước ta.
Vũ Trọng Thư, Trưởng phòng Nghiên cứu không gian Fspace, Viện nghiên cứu Đại học FPT, không dấu nổi xúc động, chia sẻ: Khi nhìn tên lửa đẩy HII-B từ từ rời bệ phóng được phóng, chúng em thấy thật hạnh phúc. Ước mơ của em và các bạn trong nhóm muốn tìm hiểu vũ trụ bao la, sau bốn năm nghiên cứu, nay đã phần nào trở thành hiện thực. Nói là phần nào bởi Dự án Vệ tinh F-1 chỉ thật sự được coi là thành công khi Vệ tinh F-1 được thả ra ngoài không gian trong tháng chín tới và thu phát được tín hiệu với trung tâm điều khiển tại trạm mặt đất.
Cùng chuyến đi lên Trạm Vũ Trụ Quốc tế ISS lần này còn có bốn vệ tinh nhỏ khác của Nhật Bản và Mỹ. Các vệ tinh được đặt vào ống phóng J-SSOD trên tàu vận tải HTV-3. Dự kiến sáu ngày sau khi phóng, tàu HTV-3 sẽ tiếp cận và lắp ghép với trạm ISS. Các phi hành gia trên trạm sẽ vận chuyển các vệ tinh nhỏ sang mô - đun Kibo. Sau đó, đến khoảng tháng chín, các vệ tinh nhỏ sẽ được đưa vào khoang điều áp (airlock). Phi hành gia người Nhật Akihiko Hoshide sẽ điều khiển cánh tay rô-bốt của mô-đun Kibo nắm lấy ống phóng có chứa năm vệ tinh đưa ra bên ngoài, hướng xuống phía dưới và thả các vệ tinh nhỏ ra khỏi trạm ISS để bắt đầu nhiệm vụ của mình. Đây sẽ là lần đầu các vệ tinh nhỏ được thả khỏi trạm ISS bằng cánh tay rô-bốt, mở ra con đường mới lên quỹ đạo cho các vệ tinh nhỏ.
Phó hiệu trưởng Trường đại học FPT, Nguyễn Xuân Phong, cho chúng tôi biết: Vệ tinh nhỏ F-1 mang theo một lá cờ Việt Nam thu nhỏ và thẻ nhớ chứa tên và lời nhắn của hơn 7.500 người tham gia chương trình “Gửi tên và lời nhắn lên vũ trụ trên vệ tinh F-1”. Vệ tinh F-1, có tuổi thọ trong khoảng không vũ trụ từ 100 ngày đến 250 ngày. Từ thành công này, nhà trường tiếp tục hỗ trợ để các nhà khoa học trẻ đi sâu vào nghiên cứu vũ trụ bằng việc thiết kế những vệ tinh nhỏ tiếp theo.
Trong Vệ tinh F-1, còn gắn một chíp hiệu ứng lượng tử ( SDTM ) đo ba chiều sự thay đổi từ trường trong vũ trụ. Chíp chỉ nhỏ bằng móng tay. Đây là sản phẩm có sự tham gia nghiên cứu của PGS Hugo Nguyễn, giảng viên Trường đại học UPPSALA ( Thụy Điển ). PGS Hugo Nguyễn bày tỏ cảm xúc của mình: Các bản trẻ của chúng ta thật tuyệt vời, họ đã vượt qua nhiều khó khăn, biến giấc mơ của mình thành hiện thực.
Kết thúc buổi truyền hình trực tiếp trên In-tơ-nét qua trang trang thông tin điện tử của NASA, mọi người cùng hát vang bài hát với tựa đề : Quỹ đạo Việt Nam của nhạc sỹ Trương Quý Hải. Được hỏi đoạn lời nào trong bài hát nhạc sỹ tâm đắc nhất ? Không ngần ngại, nhạc sỹ Trương Quý hải hát cho chúng tôi nghe:
“ ... Tổ quốc thiêng liêng xin hiến dâng người.
Khát vọng Việt Nam kết nối đất trời.
Miền không gian xa lấp lánh, vệ tinh ta tung cánh
Thênh thang quỹ đạo Việt Nam...”
Khát vọng Việt Nam kết nối đất trời.
Miền không gian xa lấp lánh, vệ tinh ta tung cánh
Thênh thang quỹ đạo Việt Nam...”
Buồn là việc các cơ quan truyền thông đại chúng có nhiều tin bài nói về hai ca sỹ nổi tiếng của nước ta tự ý bỏ về từ nước bạn Lào, không tham dự hết Chương trình kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ngày ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt –Lào. Hai ca sỹ đó đã vì những toan tính riêng của mình mà để ảnh hưởng tới uy tín quốc gia, tổ quốc.
Chúng tôi tin rằng nếu hai ca sỹ đó được cùng chứng kiến buổi truyền hình trực tiếp tên lửa đẩy của Nhật Bản đưa vệ tinh của ta vào vũ trụ và cùng cất tiếng hát “ ..Tổ quốc thiêng liêng xin hiến dâng người... “ với các nhà khoa học trẻ, họ sẽ lĩnh hội được cảm xúc thiêng liêng khi nghĩ về tổ quốc.
Mỗi người trên cương vị công tác của mình, bằng khả năng của mình hãy làm tất cả vì tổ quốc thiêng liêng.
Bài và ảnh: Hà Hồng
TIN MỚI NHẤT
1. Dân khổ sở vì giấy đi đường (Cập nhật: 19-9-2021 | Đã xem: 1766)
2. Ngõ tôi có F1 (Cập nhật: 12-9-2021 | Đã xem: 2579)
3. Ước gì! (Cập nhật: 4-9-2021 | Đã xem: 1854)
4. “Kén cá, chọn canh” (Cập nhật: 4-9-2021 | Đã xem: 401)
5. Ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội (Cập nhật: 28-7-2021 | Đã xem: 1791)
6. “Chợ sấu” phố Phan Đình Phùng (Cập nhật: 18-7-2021 | Đã xem: 444)
7. “Cây đinh” (Cập nhật: 18-7-2021 | Đã xem: 462)
8. Hàng xôi Huyền, Hải (Cập nhật: 2-7-2020 | Đã xem: 2123)
9. Chuyện về những bức ảnh xưa, cũ (Cập nhật: 28-5-2019 | Đã xem: 2872)
10. Lễ rước Xá Lợi Phật (Cập nhật: 31-5-2018 | Đã xem: 4558)
11. 12 ngày Điện Biên Phủ trên không (Cập nhật: 4-1-2018 | Đã xem: 3637)
CÁC TIN KHÁC
1. Ước gì... (Cập nhật: 25-5-2008 | Đã xem: 5453)
2. Chế tạo lồng bắt rùa tai đỏ (Cập nhật: 19-1-2011 | Đã xem: 15681)
3. Vùng đất văn hóa Hồ Gươm: Trường Hồ Đình dưới cây đa trong khuôn viên Báo Nhân Dân (Cập nhật: 30-5-2017 | Đã xem: 4171)
4. Gẫy cành đa báo Nhân Dân (Cập nhật: 13-8-2009 | Đã xem: 6253)
5. Chùa Báo Thiên, tháp Đại Thắng Tư Thiên và Nhà Thờ Lớn (Cập nhật: 19-1-2013 | Đã xem: 7208)
6. Thêm một cuốn sách hay về hồ Hoàn Kiếm (Cập nhật: 28-9-2008 | Đã xem: 5944)
7. Người công đức chiếc chuông ở đền Ngọc Sơn (Cập nhật: 23-3-2008 | Đã xem: 6116)
8. Phóng sự ảnh - Chuyện về những ngôi nhà cổ ở Fredericton (Cập nhật: 12-8-2010 | Đã xem: 7442)
9. 12 ngày Điện Biên Phủ trên không (Cập nhật: 4-1-2018 | Đã xem: 3637)
10. Đơn giản như chiếc đinh tán trên cầu (Cập nhật: 12-10-2009 | Đã xem: 7464)
KháchLogin
Đang tải bộ tìm kiếm . . .