Khẩn trương chữa vết thương cho Cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm
[18/02/2011 22:00 | Chuyện về cụ Rùa | Nhận xét(0) | Đọc(6880) ]
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Nguồn: Tự viết || Sưu tầm | Lớn | Vừa | Nhỏ
Ngày 15-2-2011, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tổ chức hội thảo “Giải pháp tổng thể bảo vệ rùa hồ Hoàn Kiếm”. Tham dự có gần 100 nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực sinh thái học, lưỡng cư, bò sát, đa dạng sinh học, động vật ngoại lai, thủy sản, thú y, bảo tồn động vật hoang dã, cán bộ làm công tác quản lý.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã nghe mười báo cáo khoa học và tập trung thảo luận ba vấn đề chính trong việc thực hiện giải pháp tổng thể bảo vệ Rùa hồ Hoàn Kiếm. Đó là: nạo vét bùn hồ Hoàn Kiếm; bắt rùa tai đỏ; chữa vết thương cho Cụ Rùa.
Đại diện của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á, ông Timothy McCormack phát biểu tại hội thảo cho biết, hiện nay trên thế giới chỉ còn lại bốn cá thể giống loài rùa hồ Gươm. Trong đó, hai cá thể rùa sống ở Tô Châu, Trung Quốc đã được ghép đôi, mỗi năm đẻ hơn 100 trứng, nhưng chưa ấp nở thành công được quả trứng nào. Còn hai cá thể rùa sống ở Việt Nam, một ở hồ Gươm và một ở hồ Đồng Mô.
“Nên xem xét chương trình phối hợp bảo tồn rùa hồ Gươm giữa Việt Nam và Trung Quốc. Với cá thể rùa đực ở hồ Đồng Mô có thể tiến hành ghép đôi sinh sản với cá thể cái ở Trung Quốc, 50% số cá thể rùa non nở thành công sẽ được đưa về Việt Nam mỗi năm và cá thể rùa đực Đồng Mô sẽ được trở lại hồ sau một số năm thực hiện ghép đôi. Đây có thể là hy vọng cuối cùng để cứu loài rùa này”, ông Timothy McCormack chuyên gia Chương trình bảo tồn rùa châu Á.
TS bác sĩ thú y cao cấp Nimal Fernado đến từ vườn thú Ocean Park (Hồng Kông) ( người có kinh nghiệm chữa vết loét trên mai cho rùa ở Trung Quốc, và từng được mời đi chữa bệnh cho rùa ở nhiều nơi trên thế giới) cho rằng: cần có biện pháp tiếp cận hiện đại trong quá trình chữa bệnh cho Cụ Rùa. Theo đó, phải xác định được mầm bệnh, môi trường và vật chủ.
Nhiều ý kiến thống nhất rằng, nguyên nhân Cụ Rùa bị thương trên mai không phải do rùa tai đỏ gặm bởi chưa có cơ sở khoa học chứng minh điều đó; cấp có thẩm quyền cần khẩn trương chữa vết thương cho Cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, trước đó cần xác định nguyên nhân gây ra vết thương từ đó mới xây dựng phác đồ điều trị hiểu quả nhất.
Theo Thạc sĩ Kim Văn Vạn (Trưởng Bộ môn Nuôi trồng thủy sản Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội) vết xây xát trên lưng Cụ Rùa có thể do quá trình di chuyển chạm vào các vật sắc, nhọn dẫn đến cơ thể bị tổn thương. Hoặc do lưỡi câu mắc vào làm xây xát. Vết tổn thương trên thân Cụ Rùa là do nhiễm nấm và nhiễm khuẩn. Do vậy, phác đồ điều trị được xây dựng trên quan điểm xử lý vết thương nhiễm khuẩn.
TS Phan Thị Vân, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, đưa ra ý kiến: Giải pháp tốt nhất là đưa Cụ Rùa lên bờ, lấy mẫu vết thương chẩn đoán các tác nhân. Nhất là tác nhân vi khuẩn và nấm. Nếu là vi khuẩn cần tiến hành thêm bước thử kháng sinh; cách ly rùa vào bể lớn, đủ lượng nước sạch cho phù hợp điều kiện sống của rùa. Từ đó tìm loại thuốc cần dùng, cần thử thuốc ở loài tương đối gần với loài Rùa hồ Gươm. Theo đó, phương án bôi thuốc cho Cụ Rùa là khả thi hơn cả.
Sau cuộc hội thảo này Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội sẽ xây dựng giải pháp tổng thể bảo vệ Cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm, nhất là chữa vết thương cho Cụ Rùa bởi Cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm không chỉ có giá trị về khoa học và còn giá trị về tâm linh gắn liền với lịch sử đất nước.
Hà Hồng
Xem Video:
Các đại biểu tham dự hội thảo đã nghe mười báo cáo khoa học và tập trung thảo luận ba vấn đề chính trong việc thực hiện giải pháp tổng thể bảo vệ Rùa hồ Hoàn Kiếm. Đó là: nạo vét bùn hồ Hoàn Kiếm; bắt rùa tai đỏ; chữa vết thương cho Cụ Rùa.
Đại diện của Chương trình Bảo tồn rùa châu Á, ông Timothy McCormack phát biểu tại hội thảo cho biết, hiện nay trên thế giới chỉ còn lại bốn cá thể giống loài rùa hồ Gươm. Trong đó, hai cá thể rùa sống ở Tô Châu, Trung Quốc đã được ghép đôi, mỗi năm đẻ hơn 100 trứng, nhưng chưa ấp nở thành công được quả trứng nào. Còn hai cá thể rùa sống ở Việt Nam, một ở hồ Gươm và một ở hồ Đồng Mô.
“Nên xem xét chương trình phối hợp bảo tồn rùa hồ Gươm giữa Việt Nam và Trung Quốc. Với cá thể rùa đực ở hồ Đồng Mô có thể tiến hành ghép đôi sinh sản với cá thể cái ở Trung Quốc, 50% số cá thể rùa non nở thành công sẽ được đưa về Việt Nam mỗi năm và cá thể rùa đực Đồng Mô sẽ được trở lại hồ sau một số năm thực hiện ghép đôi. Đây có thể là hy vọng cuối cùng để cứu loài rùa này”, ông Timothy McCormack chuyên gia Chương trình bảo tồn rùa châu Á.
TS bác sĩ thú y cao cấp Nimal Fernado đến từ vườn thú Ocean Park (Hồng Kông) ( người có kinh nghiệm chữa vết loét trên mai cho rùa ở Trung Quốc, và từng được mời đi chữa bệnh cho rùa ở nhiều nơi trên thế giới) cho rằng: cần có biện pháp tiếp cận hiện đại trong quá trình chữa bệnh cho Cụ Rùa. Theo đó, phải xác định được mầm bệnh, môi trường và vật chủ.
Nhiều ý kiến thống nhất rằng, nguyên nhân Cụ Rùa bị thương trên mai không phải do rùa tai đỏ gặm bởi chưa có cơ sở khoa học chứng minh điều đó; cấp có thẩm quyền cần khẩn trương chữa vết thương cho Cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, trước đó cần xác định nguyên nhân gây ra vết thương từ đó mới xây dựng phác đồ điều trị hiểu quả nhất.
Theo Thạc sĩ Kim Văn Vạn (Trưởng Bộ môn Nuôi trồng thủy sản Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội) vết xây xát trên lưng Cụ Rùa có thể do quá trình di chuyển chạm vào các vật sắc, nhọn dẫn đến cơ thể bị tổn thương. Hoặc do lưỡi câu mắc vào làm xây xát. Vết tổn thương trên thân Cụ Rùa là do nhiễm nấm và nhiễm khuẩn. Do vậy, phác đồ điều trị được xây dựng trên quan điểm xử lý vết thương nhiễm khuẩn.
TS Phan Thị Vân, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, đưa ra ý kiến: Giải pháp tốt nhất là đưa Cụ Rùa lên bờ, lấy mẫu vết thương chẩn đoán các tác nhân. Nhất là tác nhân vi khuẩn và nấm. Nếu là vi khuẩn cần tiến hành thêm bước thử kháng sinh; cách ly rùa vào bể lớn, đủ lượng nước sạch cho phù hợp điều kiện sống của rùa. Từ đó tìm loại thuốc cần dùng, cần thử thuốc ở loài tương đối gần với loài Rùa hồ Gươm. Theo đó, phương án bôi thuốc cho Cụ Rùa là khả thi hơn cả.
Sau cuộc hội thảo này Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội sẽ xây dựng giải pháp tổng thể bảo vệ Cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm, nhất là chữa vết thương cho Cụ Rùa bởi Cụ Rùa hồ Hoàn Kiếm không chỉ có giá trị về khoa học và còn giá trị về tâm linh gắn liền với lịch sử đất nước.
Hà Hồng
Xem Video:
Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tổ chức hội thảo “Giải pháp tổng thể bảo vệ rùa hồ Hoàn Kiếm”
Đánh giá bài viết